[Hướng Dẫn] Cách Xây Giếng Trời Đón Gió Tự Nhiên Mà Không Bị Mưa Tạt

cách lấy gió từ giếng trời nhà phố

Một ngôi nhà đẹp và tốt là ngôi nhà cần có đầy đủ ánh sáng, độ thông gió, cũng như điều hòa nhiệt độ. Trên thực tế, để thi công thiết kế được một ngôi nhà với đầy đủ những công năng điều kiện này thì không phải là dễ, đặc biệt là với những ngôi nhà thành phố san sát nhau. Chính vì vậy, giếng trời sinh ra như một giải pháp tối ưu giúp khắc phục được nhược điểm cho những ngôi nhà như vậy. Sau đây sẽ là bài viết về giếng trời cũng như kinh nghiệm cách thiết kế nhà phố lấy gió từ giếng trời, các bạn cùng xem qua nhé!

Giếng trời là gì?

Giếng trời là một khoảng trống thông từ mái xuống tầng trệt của căn nhà theo phương thẳng đứng, giúp lưu thông điều hòa không khí, điều chỉnh ánh sáng cho không gian nhà, dẫn khí thiên nhiên vào làm không khí trong nhà có giếng trời trở nên trong lành.
Những mẫu giếng trời đẹp đặc biệt phù hợp với những dạng nhà ống, nhà phố liền kề nhau, với phần không gian bị vây kín không có nhiều mặt thoáng. Đây là giải pháp tạo nên sự thông thoáng, bổ sung ánh sáng, và gió cho toàn bộ không gian ngôi nhà có giếng trời.

thiết kế giếng trời lấy gió tự nhiên
Mẫu giếng trời đẹp giúp cho không gian trong nhà thông gió & nhiều ánh sáng hơn

Cấu tạo của giếng trời: bao gồm 3 phần

  • Đáy giếng: là tầng bên dưới cùng, được dùng để trang trí, làm tiểu cảnh, bố trí cây hoa… kết hợp cùng không gian tiếp khách, làm phòng ăn.
  • Thân giếng: có chức năng chiếu sáng cho những tầng bên trên kết hợp trồng cây, tạo nên không gian xanh cho căn nhà có giếng trời.
  • Phần đỉnh giếng: có 2 loại, loại có mái và không mái. Giếng trời không mái thì chủ yếu để lấy ánh sáng & gió; giếng trời có mái chỉ lấy ánh sáng & phần mái giúp che chắn cho không gian phía trên, bảo vệ an toàn cho ngôi nhà. Thông thường phần mái che giếng trời được làm bằng kính & khung kim loại (mái kính giếng trời), có một số loại mái thiết kế là mái trượt giếng trời.
thiết kế giếng trời lấy gió tự nhiên 1
Mô hình nhà phố 3 tầng với kiểu thiết kế giếng trời giữa nhà

Cách thiết kế nhà phố lấy gió từ giếng trời

Việc bố trí giếng trời phải được tính toán cẩn thận, và hợp lý thì mới khai thác được hết những hữu dụng của nó.

1. Vị trí thiết kế hợp lý

Tùy vào diện tích, chiều dài căn nhà mà bố trí giếng trời ở giữa nhà hay cuối nhà. Đôi khi, phải kết hợp cả 2 nếu nhà quá dài. Việc phân bổ vị trí giếng trời phải hợp lý, cốt sao cho ánh sáng tràn vào nhà chan hòa mà bị chiếu không quá nhiều ở một nơi, mà nơi khác lại thiếu. Mặc khác, việc chọn vị trí sẽ còn tùy thuộc vào hướng gió của khu vực.

thiết kế giếng trời lấy gió tự nhiên 3
Cách thiết kế nhà phố lấy gió từ giếng trời

Cũng xin lưu ý là tác dụng của giếng trời chủ yếu là giúp đưa khí thải trong nhà ra ngoài, tăng thêm ánh sáng tự nhiên từ ngoài vào trong nhà. Còn việc đón gió thổi từ bên ngoài vào nhà là rất hạn hữu.
Việc khai thác những không gian xung quanh giếng trời sao cho hiệu quả cũng là vấn đề, thông thường nên mở cửa sổ rộng tối đa có thể, theo cả 2 phương ở khu vực này.
>> Xem thêm: Top 21 Mẫu Thiết Kế Giếng Trời Trên Cầu Thang Đẹp – Ấn Tượng 2021

2. Chống mưa tạt, chống dột, chống kẻ gian đột nhập vào nhà qua lỗ của giếng trời.

Khi thiết kế giếng trời cần phải tính đến việc lợp mái lấy sáng (di động hoặc cố định) hợp lý. Không nên lợp mái bằng kính cường lực 1 lớp mà phải sử dụng kính an toàn hai lớp.
Việc thiết kế và thi công giếng trời để mưa không tạt vào cũng rất cần thiết: những vật liệu như tấm lợp polycarbonat, kính cường lực không thể liên kết bền vững với xi măng và bê tông. Do vậy cần thông qua liên kết trung gian là chất liệu thép. Khoảng vượt của mái lợp cũng phải hợp lý để tránh mưa tạt trực tiếp vào trong giếng trời.
Việc vừa đảm bảo thông gió vừa bảo đảm mưa không tạt vào rất cần sự thiết kế chỉnh chu và thi công đúng kỹ thuật, nếu không thì sự bền vững sẽ không có.
Các khung thép bảo vệ kẻ gian đột nhập vào trong nhà cũng phải được thiết kế đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật. Với việc phát triển của công nghệ cắt thép lá CNC, chúng ta có thể làm được những kiểu giếng trời có hoa văn đẹp mắt, vừa mang tính trang trí, vừa bảo đảm an toàn, an ninh.

Một số mẫu thiết kế giếng trời lấy gió tự nhiện đẹp khác

Mẫu thiết kế nhà phố lấy gió từ giếng trời 1
Mẫu thiết kế nhà phố lấy gió từ giếng trời 1

Mẫu thiết kế nhà phố lấy gió từ giếng trời 2
Mẫu thiết kế nhà phố lấy gió từ giếng trời 2

Mẫu thiết kế nhà phố lấy gió từ giếng trời  3
Mẫu thiết kế nhà phố lấy gió từ giếng trời 3

Mẫu thiết kế nhà phố lấy gió từ giếng trời  4
Mẫu thiết kế nhà phố lấy gió từ giếng trời 4

Mẫu thiết kế nhà phố lấy gió từ giếng trời  5
Mẫu thiết kế nhà phố lấy gió từ giếng trời 5

>> Xem thêm: [Kinh Nghiệm] Cách Xây Giếng Trời Đẹp – Hợp Phong Thủy, Tiết Kiệm 2021
Hy vọng với hướng dẫn cách lấy gió từ giếng trời trong thiết kế nhà phố ở bài bên trên có thể giúp bạn có được những thông tin hữu ích cho việc thiết kế thi công ngôi nhà mơ ước của mình. Ngoài ra nếu bạn còn thắc mắc gì về việc thi công xây dựng, hãy liên hệ ngay với chúng tôi Công ty thiết kế xây dựng Khang Thịnh để được tư vấn miễn phí nhé!

5/5 - (6001 bình chọn)

By Mai Xuân Ninh -

Công Ty thiết kế Xây dựng Khang Thịnh đã thực hiện các dự án cho https://muaphelieu24h.net/ ; xây dựng wiki ; https://phelieuquangdat.com/ ; https://dichvuchuyennhatrongoi.org/chuyen-nha-tron-goi-chuyen-nghiep/