Xây Nhà Có Được Làm Cửa Sổ Qua Nhà Kế Bên Không?

xây nhà có được mở cửa số qua nhà hàng xóm không

Khi xây nhà có được làm cửa sổ hướng qua nhà hàng xóm không? Theo pháp luật có quy định về các trường hợp xây nhà không được mở cửa sổ hướng sang nhà hàng xóm khi không đáp ứng được đủ các điều kiện. Việc xây dựng nhà trong khi chưa nắm rõ được các quy định về mở cửa sổ, có thể dẫn đến những tranh chấp không đáng có gây ảnh hưởng tới tiến độ, cũng như là thẩm mỹ công trình. Sau đây Công Ty Thiết Kế Xây Dựng sẽ gửi đến bạn những thông tin giúp bạn tham khảo thêm!

Có được mở cửa sổ hướng sang nhà hàng xóm khi xây nhà?

xây nhà có được mở cửa sổ sang nhà hàng xóm không 1
Có được mở cửa sổ hướng sang nhà hàng xóm khi xây nhà?

Theo quy định tại (Điều 178 của Bộ luật Dân sự 2015) quy định về các hạn chế quyền trổ cửa:

“Chủ sở hữu nhà chỉ được trổ cửa ra vào, cửa sổ quay sang nhà bên cạnh, nhà đối diện & đường đi chung theo quy định của pháp luật về xây dựng”.
Theo quy định về xây nhà liền kề của pháp luật có liên quan đến lĩnh vực xây dựng. Muốn làm cửa sổ hướng sang nhà người khác thì cần phải có một số điều kiện như:

  • Cửa sổ được mở khi không sát với ranh giới với nhà kế bên.
  • Mở cửa sổ cần có những biện pháp phòng tránh nhìn trực tiếp vào nội thất nhà đối diện, và kích thước phù hợp.
  • Khoảng cách giữa tường nhà mở cửa sổ với đất của nhà liền kề là 2m.

Căn cứ theo quy định của quy chuẩn Việt Nam trong ngành xây dựng nhà ở số (QĐ 04/2008 QĐ-BXD):

  • Mép ngoài cùng của ban công trông sang nhà kế bên phải cách ranh giới đất giữa hai nhà ít nhất là 2m.
  • Chỉ được mở các cửa đi, cửa sổ, lỗ thông hơi trên những bức tường cách ranh giới đất. Với nhà bên cạnh ít nhất 2m
  • Từ tầng 2 trở lên, trên các bức tường cách ranh giới đất cùng với công trình bên cạnh không được mở cửa đi, cửa sổ, lỗ thông hơi.
  • Khi mở cửa cần có biện pháp tránh hướng nhìn trực tiếp vào nội thất nhà bên cạnh.

Bên cạnh đó, tại (Điểm 3, khoản 7.12.2, Điều 7.12) còn quy định:

Trong trường hợp có thỏa thuận được mở cửa. Thì trên bức tường xây cách ranh giới đất dưới 2m có thể được mở các lỗ cửa. Nhưng phải đề phòng trường hợp lửa cháy lây lan giữa hai nhà.
Những lỗ cửa này phải là cửa cố định (chớp lật hay lắp chết kính) có mép dưới cao hơn mặt sàn ít nhất 2 m.
Khi thỏa thuận bị hủy bỏ, việc bít những lỗ cửa này là mặc nhiên. Không phải thương lượng, xét xử.

Mặt khác, theo Tiêu chuẩn thiết kế nhà ở riêng lẻ 9411 năm 2012, cụ thể ở mục 6.4.3 quy định:

“Không được phép mở cửa đi, cửa sổ, cửa thông gió nếu tường nhà xây sát với ranh giới lô đất. Hay ranh giới nền nhà thuộc quyền sở hữu của người khác. Chỉ được phép mở cửa đi, cửa sổ, lỗ thông hơi. Nếu như tường xây cách ranh giới lô đất, ranh giới nền nhà bên cạnh từ 2,0 m trở lên.”

Một số điều cần lưu ý khi xây nhà liền kề với nhà hàng xóm.

xây nhà có được mở cửa sổ sang nhà hàng xóm không 2
Một số điều cần lưu ý khi xây nhà liền kề với nhà hàng xóm.

Khi tiến hành xây dựng nhà. Chúng ta cần phải quan tâm đến những quy định của pháp luật liên quan đến công tác xây dựng. Đặc biệt là những trường hợp xây dựng nhà liền kề với nhà kế bên như:

  • Bảo đảm an toàn cho công trình xây dựng liền kề;
  • Điều kiện được mở cửa sổ nhìn qua nhà liền kề;
  • Bồi thường thiệt hại khi nhà kế bên bị sụt lún, nứt… do hoạt động xây dựng nhà của mình gây nên.

Việc xây nhà liền kề với một công trình bên cạnh. Thì cần phải tuân thủ những quy định. Để không làm ảnh hưởng, xâm hại đến quyền lợi của những hộ ở nhà liền kề.

Cách giải quyết khi phát sinh các tranh chấp.

Khi phát sinh các tranh chấp liên quan đến việc lắp đặt cửa sổ ảnh hưởng nhà hàng xóm, chúng ta có thể giải quyết thông qua các cách sau.

Hòa giải tại cơ sở

Khi nảy sinh tranh chấp trổ cửa sổ xây dựng, chúng ta ưu tiên giải quyết thông qua việc hòa giải, thương lượng. Chính quyền địa phương có trách nhiệm phối hợp, tiến hành hòa giải theo đúng như quy định và tinh thần khi giải quyết tranh chấp.
Hòa giải trên cơ sở tự nguyện, không áp đặt và tôn trọng ý kiến của các bên.

Khởi kiện vụ án

Khi việc hòa giải không mang lại kết quả, các bên có thể khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp.
Trong trường hợp này TAND cấp huyện nơi người bị kiện cư trú là đối tượng có thẩm quyền giải quyết yêu cầu khởi kiện theo quy định tại Điều 36 BLTTDS 2015.

Trình tự các thủ tục được thực hiện như sau

  • Tiến hành nộp đơn khởi kiện
  • Tòa án thụ lý và giải quyết
  • Tòa án xét xử sơ thẩm
  • Tòa án xét xử phúc thẩm (nếu có).

Như vậy câu trả lời cho thắc mắc:”Có được mở cửa sổ qua nhà bên cạnh không?” là chúng ta có thể mở trổ cửa sổ sang phía nhà kế bên. Tuy nhiên phải tuân thủ những quy định về xác định khoảng cách, cũng như hướng đặt cửa theo quy định. Hy vọng với bài viết trên có thể mang lại cho bạn một số thông tin hữu ích, ngoài ra nếu cần còn thắc mắc gì hay cần tìm một công ty thiết kế xây dựng uy tín hãy liên hệ ngay với chúng tôi Công Ty Thiết Kế Xây Dựng để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ tốt nhất nhé!

5/5 - (6000 bình chọn)

By Mai Xuân Ninh -

Công Ty thiết kế Xây dựng Khang Thịnh đã thực hiện các dự án cho https://muaphelieu24h.net/ ; xây dựng wiki ; https://phelieuquangdat.com/ ; https://dichvuchuyennhatrongoi.org/chuyen-nha-tron-goi-chuyen-nghiep/