Phong cách nội thất Vintage là một phong cách hiện đang được nhiều người yêu thích hiện nay đặc biệt là thế hệ trẻ nhờ nét hoài cổ khó diễn tả. Có thể thấy các quán cafe, shop quần áo, cửa hàng đồ cổ,… tại nhiều nơi thường ứng dụng phong cách này trong thiết kế nội thất.
Còn đối với nội thất thiết kế nhà ở, phong cách Vintage sẽ mang một không gian sống yên bình, mới lạ, thư thái giữa nhịp sống ồn ã, xô bồ của chốn đô thị. Ai chẳng muốn trở về nhà nghỉ ngơi sau một ngày làm việc mệt mỏi và họ có cảm giác thấy bình yên, phải không?
Trong bài viết dưới đây, Xây Dựng Khang Thịnh sẽ giới thiệu cho bạn những kiến thức hữu ích về nội thất phong cách Vintage. Qua đó, giúp bạn ứng dụng vào trong thiết kế nội thất và trang trí căn nhà của bạn một cách hiệu quả.
Phong cách nội thất Vintage là gì?
Vintage là từ bắt nguồn từ tiếng Pháp. Nghĩa là rượu hoặc dầu. Từ Vintage cũng có một khoảng thời gian được dùng như từ chỉ những sản phẩm xe cũ hoặc các loại quần áo cũ đã qua sử dụng (second-hand).
Từ giữa thế kỷ XX, thuật ngữ “Vintage” được dùng trong thiết kế nội thất để ý chỉ phong cách thiết kế kết hợp giữa phong cách hiện đại và phong cách cổ điển. Hơi hướng thiết kế nội thất mang đến một không gian sống bình dị và in sâu dấu ấn thời gian.
Trong phong cách nội thất Vintage, các vật dụng hiện đại được bày biện hài hòa giữa không gian nội thất xưa cũ hoặc những đồ vật lịch sử được cải tạo lại với đường nét, kiểu dáng mới lạ và độc đáo hơn.
Những đặc điểm của phong cách nội thất Vintage
Màu sắc chủ đạo
Màu sắc nội thất Vintage là yếu tố dễ nhận biết nhất của phong cách này. Tone màu chủ đạo trong phong cách nội thất hoài cổ là các gam màu trắng, ngà, gi, màu be…thường nhẹ nhàng, nhã nhặn.
Việc lựa chọn màu không bị bó buộc bởi các nguyên tắc vì trong phong cách này cường độ màu sắc cũng rất đa dạng. Bạn có thể lựa chọn màu sắc theo sở thích cá nhân để thể hiện cá tính riêng.
Phối màu phong cách Mid Century Modern – sử dụng các gam màu nóng tạo điểm nhấn. Có hai phong cách phối màu cơ bản:
- Phong cách phối màu Mid Century Modern (1930 – 1960): sử dụng các tone màu ấn tượng, nổi bật để tạo điểm nhấn.
- Phong cách phối màu Art Deco Vintage (1920-1940): sử dụng phần lớn các tone màu trung tính, nhẹ nhàng hơn.
Đồ nội thất phong cách Vintage
Đồ dùng nội thất phong cách Vintage thường có kiểu dáng và màu sắc mang nét xưa cũ, gợi cảm giác mộc mạc. Các thiết kế nội thất thường mang dấu ấn và hoài niệm quá khứ.
Các yếu tố trang trí nội thất Vintage
Trang trí tường nhà
Tường nhà phong cách Vintage thường có tone màu trắng hoặc các màu pastel nhẹ nhàng như be, hồng phấn, màu xanh lam…
Trang trí sàn nhà
Ngoài ra, có thể sử dụng các loại giấy dán tường có họa tiết hoa – lá – cành nhẹ nhàng, lãng mạn để hòa hợp với phong cách thiết kế tổng thể.
Sàn nhà phong cách Vintage nên sử dụng vật liệu gỗ sẽ phù hợp nhất. Màu sắc ấm áp của gỗ sẽ giúp không gian phòng ở của gia đình bạn có vẻ đẹp sang trọng mà vẫn gần gũi, tự nhiên và đậm nét xưa cũ.
Ngoài ra, các loại thảm trải sàn làm từ len, lông thú hoặc vải dệt cũng là một sự lựa chọn đáng cân nhắc để tạo thêm điểm nhấn cùng sự tấm áp trong phòng ngủ hay phòng khách.
Thảm trải sàn còn có tác dụng phân chia không gian một cách rất tinh tế thay cho các vách ngăn. Giúp kết nối không gian phòng của bạn và tạo sự thông thoáng, rộng mở đúng với tinh thần của phong cách Vintage.
Đồ phụ kiện, trưng bày trang trí nội thất
Tranh treo tường, đồng hồ cổ bằng cơ, lọ hoa, gối tựa…là những phụ kiện trang trí mang đậm nét đặc trưng phong cách Vintage.
Các phụ kiện trang trí giúp tạo điểm nhấn, làm nổi bật cảm giác cổ xưa của không gian nội thất. Các loại rèm cửa bằng vải voan, ren, cotton với những tone màu trầm nhẹ cũng là một gợi ý hay để trang trí phòng.
Tận dụng ánh sáng tự nhiên
Ánh sáng tự nhiên trong phong cách Vintage khá quan trọng giúp mở rộng không gian phòng ở. Mang đến cảm giác phóng khoáng hòa hợp với tự nhiên hơn.
Ánh sáng tự nhiên cũng góp phần làm nổi bật màu sắc và vẻ đẹp của các đồ vật nội thất gỗ trong phòng.
Phân biệt phong cách thiết kế nội thất Vintage và Retro
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa phong cách Vintage và phong cách thiết kế nội thất Retro. Trong bảng so sánh dưới đây, Xây Dựng Khang Thịnh sẽ giúp bạn phân biệt những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa hai phong cách này:
Phong cách nội thất Vintage | Phong cách nội thất Retro | |
Đặc trưng | Mang yếu tố hoài cổ lãng mạn |
|
Đặc điểm đồ nội thất | Thiết kế kiểu dáng xưa cũ, mang dấu ấn sâu đậm của thời gian |
|
Màu sắc | Chủ yếu sử dụng các tone màu nhẹ nhàng, lãng mạn như vàng nhạt, màu be, lam nhạt,…nét xưa cũ | Sử dụng những tone màu sắc nổi bật như: màu xanh lam đậm, cam, đỏ, xanh lá cây,…. |
Làm thế nào để có thiết kế nội thất phong cách Vintage đẹp?
Thiết kế nội thất phong cách Vintage không dễ, vì có nhiều những đặc trưng riêng cho màu sắc và vật liệu, tuy nhiên bạn vẫn có thể tự trang trí căn phòng đơn giản qua những bước sau đây:
- Bước 1: Lên ý tưởng về bố trí không gian và concept nội thất cho tổng thể không gian
- Bước 2: Tìm hiểu và nắm bắt những đặc trưng cơ bản của thiết kế nội thất Vintage
- Bước 3: Lựa chọn thiết kế có sự kết hợp hài hòa giữa bốn yếu tố vật liệu – họa tiết – kiểu dáng – màu sắc
- Bước 4: Lựa chọn thiết kế vật dụng trang trí tạo nền và điểm nhấn phù hợp cho không gian nội thất
Tham khảo mẫu thiết kế nội thất phong cách Vintage đẹp
Thiết kế nội thất nhà ở phong cách hoài cổ
Thiết kế nhà ở phong cách nội thất hoài cổ mang đến cho bạn không gian sống yên bình, ấm áp và gần gũi.
Phòng khách vintage
Phòng khách phong cách hoài niệm Vintage thường sử dụng các thiết kế từ vật liệu tự nhiên như gỗ, tre, nứa… nhỏ nhẹ, đơn giản. Không gian phòng khách được bố trí sao cho bố cục thông thoáng và rộng rãi.
Phòng bếp vintage
Phòng bếp Vintage sử dụng những vật liệu tự nhiên với thiết kế mộc mạc, bình dị. Thiết kế hứng ánh sáng tự nhiên giúp phòng bếp thoáng đãng, sinh động, đảm bảo thông thoáng.
Phòng ngủ vintage
Thiết kế phòng ngủ kiểu Vintage nên hạn chế các vật dụng lớn, nặng nề và những vật dụng không cần thiết. Đảm bảo không gian nghỉ ngơi rộng rãi, dễ chịu.
Phòng ngủ có gam màu nhẹ, trung tính tạo cảm giác thư giãn và thoải mái.
Phòng tắm vintage
Để có một căn phòng tắm Vintage, trước tiên bạn nên lựa chọn các loại vật liệu có khả năng chống nước, chống ẩm. Các vật liệu này cũng sẽ có những họa tiết hoài niệm.
Các loại gạch lát sàn và tường thường là các loại gạch bông có họa tiết hoài cổ.
Thiết kế nội thất cửa hàng phong cách xưa
Cửa hàng concept hoài cổ chủ yếu sử dụng bàn, ghế, sàn, tường có chất liệu gỗ. Cửa chính, cửa sổ, vách ngăn thường được làm theo kiểu dáng cũ.
Không gian nội thất cửa hàng thường được bố trí đơn giản, rộng rãi lối đi chuyển. Màu sắc tự nhiên của gỗ gợi cảm giác ấm áp, bình dị, gần gũi hơn cho khách hàng.
Thiết kế nội thất hoài cổ cho phòng làm việc
Phong cách nội thất hoài cổ thường được ứng dụng trọng thiết kế phòng làm việc tại nhà, phù hợp cho nhiều loại diện tích lớn và nhỏ.
Những điều cần lưu ý khi ứng dụng nội thất phong cách Vintage trong thiết kế nội thất nhà nhỏ
Để ứng dụng phong cách thiết kế nội thất hoài cổ cho nhà diện tích nhỏ, bạn nên chú ý một số điều sau:
- Hạn chế để nhiều đồ vật trong một không gian. Các đồ nội thất cổ cồng kềnh, nặng nề cần phải được chắt lọc tránh tạo sự nặng nề và chật chội.
- Ưu tiên sử dụng các tone màu nhẹ, sáng. Những tone màu sáng dễ dàng kết hợp với ánh sáng tự nhiên sẽ giúp phòng ở của bạn thoáng đãng và sinh động hơn.
- Liên kết không gian phòng bếp và phòng khách sẽ tối ưu phần lớn không gian vì không có tường chắn.
- Nên phân chia chức năng và không gian hợp lý, giúp căn nhà trở nên gọn gàng, bắt mắt hơn với những món đồ nội thất Vintage.
Triết lý phong cách Vintage là đưa những thiết kế tinh túy của xưa cũ trở lại, những thứ bất hủ này làm mới không gian nội thất hiện đại đã có phần nhàm chán hiện nay.
Thông qua bài viết trên đây của Xây Dựng Khang Thịnh, hy vọng bạn đã có cho mình những hiểu biết cơ bản về phong cách nội thất Vintage. Từ đó, bạn có thể có những phương án ứng dụng hiệu quả vào thiết kế không gian nội thất sinh hoạt, làm việc, buôn bán của mình.
Câu Hỏi Thường Gặp:
Phong cách thiết kế Vintage là gì?
Xuất hiện giữa thế kỷ XX, là sự kết hợp hài hòa giữa lối thiết kế cổ điển và hiện đại. Phong cách mang đậm chất bình dị, ấm áp gần gũi và dấu ấn của quá khứ.
Phong cách thiết kế Retro là gì?
Ra đời từ những năm 50 – 70 của thế kỷ XX. Phong cách Retro có nguồn gốc từ Bắc Âu, lấy nguyên tắc của phong cách cổ điển truyền thống pha trộn với nét phóng khoáng, quyến rũ của hiện đại pha chút vui tươi. Nội thất Retro hướng về quá khứ, về sự chân thành và sự đơn giản.