65 lưu ý và điều kiêng kị phong thuỷ nhà vệ sinh bạn cần biết

phong thủy nhà vệ sinh

Trong phong thủy nhà vệ sinh có nhiều điều kiêng kị mà bạn cần biết để tránh phạm phải. Những yếu tố này có thể dẫn đến sự kém may mắn về tiền tài – sức khỏe cũng như vận mệnh của cả gia đình. Dưới đây, Xây Dựng Khang Thịnh là danh sách những lưu ý và điều kiêng kỵ về phong thủy nhà vệ sinh bạn nên xem xét.

Những lưu ý và điều kiêng kỵ trong bố trí phong thủy nhà vệ sinh

Diện tích nhà vệ sinh hợp lý nhất là bao nhiêu?

Diện tích phòng vệ sinh thường có 3 kích thước mà chúng tôi tạm phân ra là nhỏ, bình thường và lớn.

  • Diện tích nhỏ từ 1m2 – 2m2. Chỉ có thể lắp đặt bồn cầu và lavabo, pham vi sử dụng khá bất tiện. Với kiểu diện tích này thì thường dùng cho những căn nhà vệ sinh nhỏ như nhà cấp 4 nhỏ, quán cà phê hay căn hộ của những gia đình muốn tối ưu diện tích sử dụng.
  • Diện tích phổ biến (tiêu chuẩn) là 2m2 – 4m2. Phòng tắm quy mô này thường có bồn cầu, lavabo, bồn tắm đứng và các vật dụng nhà vệ sinh khác.
  • Diện tích rộng rãi từ 4m. Diện tích lớn như này bạn thể bố trí nội thất phía trong phòng vệ sinh một cách thoải mái.
diện tích phong thủy nhà vệ sinh
Diện tích mẫu cầu thang nhỏ dành cho nhưng công trình muốn tối ưu diện tích sử dụng | Nguồn ảnh: Internet

Vị trí nhà vệ sinh phong thủy trong nhà ở

  • Không bố trí phòng vệ sinh ở trung cung căn nhà: Khí ẩm và có mùi sẽ loang tỏa khắp các phòng khác, gây ảnh hưởng tiêu cực sức khỏe các thành viên trong gia đình.
  • Không bố trí nhà vệ sinh ở vị trí thanh long của cửa chính: Vị trí đặt phong thủy nhà vệ sinh ở thanh long cửa chính khiến cho người trong gia đình bệnh tật, lời đồn thị phi, làm ăn thất bát, phá sản.
  • Không đặt ở cuối hành lang: Vì hành lang đối diện thẳng nhà vệ sinh, không được may mắn. Đây là điều tối kỵ mà rất nhiều gia chủ thắc mắc, bởi họ thường tận dụng khu vục cuối dãy hành lang để bố trí nhà vệ sinh.
  • Nhà vệ sinh kỵ nối liền nhiều chức năng: nhiều gia đình hiện nay thường đặt toilet liền với phần phòng ăn để tối ưu diện tích sử dụng. Nhưng đối với phong thuỷ nhà ở, nếu là nhà tắm nơi có năng lượng Thủy và Kim liền với nhà bếp (có nhiều Thuỷ) sẽ gây hiện tượng xung đột các dòng năng lượng khí. Hiện tượng này được gọi là “thuỷ hoả kề nhau”, ảnh hưởng tiêu cực đến ngôi nhà
  • Nhà vệ sinh không thiết kế phía sau bài vị: thậm chí cả gian phòng tầng có chứa phòng thờ.
  • Phòng vệ sinh nên tránh bố trí ở vị trí Văn Xương, đây vị trí mà sao Khuê chiếu đến, nếu vậy thì tránh Văn Xương sẽ ô uế.
vị trí phong thủy nhà vệ sinh
Vị trí hợp lý của nhà vệ sinh trên mặt bằng | Nguồn ảnh: Internet

Hướng phong thủy phòng vệ sinh chuẩn phong thuỷ

Theo thiết kế và bố trí hướng phong thủy phòng vệ sinh cần có 7 cái không nên sau đây:

  • Không nên bố nhà vệ sinh ở hướng Nam: nhà vệ sinh thuộc mệnh Thủy, hướng Nam là quẻ Ly, trong Ngũ Hành thuộc mệnh Hỏa sẽ gây ra hiện tượng ức chế hỏa địa và tạo nên bố cục “thủy hỏa bất dung”, sẽ gây ảnh hướng tiêu cực đến gia chủ
  • Không nên đặt nhà vệ sinh ở phía Bắc căn nhà: điều này khiến cho các khí Thủy tăng cao và xuất hiện tượng “chìm” ( vì hướng Bắc trong Ngũ Hành thuộc mệnh Thuỷ và sẽ chồng lên nhau). Nếu vẫn muốn đặt nhà vệ sinh ở hướng Bắc, bạn có thể trồng cây xanh lớn để hấp thụ Mộc năng và làm giảm đi năng lượng Thủy .
  • Không nên bố trí vệ sinh hướng Đông Bắc: Vì trong Ngũ hành, phía Đông Bắc thuộc hành Thổ, sẽ phá hủy năng lượng Thủy, gây  ảnh hưởng tới sức khỏe của cả gia đình.
  • Không nên bố trì nhà vệ sinh ở hướng Tây Bắc, Tây Nam: Phía Tây Nam có khí năng không ổn đinh, Thổ Khí có thể sẽ phá hủy tính Thuỷ, khiến hao tổn sinh lực của gia chủ. Còn phía Tây Bắc, Thuỷ tính sẽ triệt tiêu Kim năng của, gây bất lợi cho ngôi nhà cũng như công năng gia đình.
  • Không nên đặt hướng bồn cầu cùng với hướng chính của công trình: điều này có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe cho thành viên trong gia đình. Và còn mang đến một thiết kế và kết cấu không đẹp cho công trình
  • Không ghép chung nhà tắm, nhà vệ sinh và Lavabo rửa mặt: Thường để giúp tiết kiệm diện tích thì nhiều gia đình gộp những khu vực này với nhau. Đấy là cách bố trí nay sẽ gây ảnh hướng đến chất lượng vệ sinh chung, việc phát tán các vi khuẩn cũng sẽ xuất phát từ đây. Vì vậy, tốt nhất nên tách rõ ràng ra khu vực khô và nước bằng cách sử dụng các vách ngăn.
  • Không nên bố trí phòng vệ sinh lên trên đầu bếp hoặc phòng ngủ: Hành Hỏa sẽ xung khắc Thủy, gây ảnh hướng lớn đến sức khỏe của gia chủ.

Mẹo: Bạn có thể bố trí 1 bát màu trắng chứa muối được điêu khắc hình bằng vật liệu kim loại nặng (sắt) phía trên. Hoặc cắm bông hoa đỏ trên 1 chậu. Điều này sẽ giúp hút Kim năng, hỗ trợ điều hòa lượng Thổ năng và Thủy năng.

bố trí hướng phong thủy nhà vệ sinh
Bố trí hướng phong thủy nhà vệ sinh chuẩn phong thủy sẽ mang đến tiền tài và sức khỏe cho gia chủ | Nguồn ảnh: Internet

Cửa phòng tắm chuẩn phong thủy

Bố trí cửa nhà vệ sinh chuẩn phong thủy cần có 8 cái không nên sau đây:

  • Không đặt phòng vệ sinh đối diện cửa chính, cửa phòng bếp và cửa phòng ngủ: việc này gây tổn hại sinh khí gia chủ. Cửa phòng vệ sinh là giải phóng âm khí sẽ xung khắc vượng khí của cửa chính căn nhà.
  • Không thiết kế cửa nhà tắm đối diện với bếp: Bởi bếp là khu vực chế biến thức ăn, nhà vệ sinh sẽ chứa vi khuẩn. Cửa nhà bếp đối diện nhà vệ sinh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo phong thủy, bếp hành Hỏa và nhà vệ sinh hành Thủy, điều tạo sự tương khắc sẽ bất lợi cho gia đình.
  • Không để cửa nhà tắm đối diện với bếp: điều này tạo nên thế Thủy Hỏa tương khắc, rất bất lợi cho gia vận.
  • Không để cửa phòng tắm không đặt đối diện với cầu thang đi lên: điều này gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và vận thế gia đình. Khí xấu lưu thông tại cầu thang ở sẽ đi thẳng nhà tắm, tích tủ độc khí. Khắc phục tình trạng này bằng cách treo thêm 1 bức rèm dài ở trên cửa phòng tắm và trên bậc thang.
  • Không để cửa phòng toilet đối diện khu vực cầu thang đi xuống: Cách thiết kế này có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe và vận thế cả căn nhà, do khí hôi của nhà tắm sẽ trút xuống, chảy khắp nơi trong phạm vi dương trạch.
  • Cửa phòng vệ sinh kỵ đối diện với cửa phòng: tránh thiết kế cửa nhà vệ sinh đối diện cửa của tất cả các chức năng khác vì sẽ không đem đến may mắn cho mọi người. Nếu đang gặp tình trang trên có thể đặt thêm 1 giải bình phong để ngăn cách.
  • Hạn chế thi công vật liệu bằng kính tại nhà tắm: vì đây là khu vực là nơi kín đáo nên các bạn tránh sử dụng cửa kính bởi điều này phá hủy đặc tính riêng tư của nhà tắm.
  • Không nên thiết kế cửa nhà vệ sinh kỵ quá cao, quá rộng: Độ cao phù hợp nhất là 1.875m hoặc từ 1.99 – 2.09m, chiều rộng 0.59m hoặc từ 0.71 – 0.79m là đủ, chỉ cần vừa tới chữ “kiếp” và “hại” trên thước lỗ ban, nếu qua cao và rộng khí xấu sẽ tràn ra ngoài không thể kiểm soát.
  • Không nên mở cửa toilet trong thời gian lâu: Khí hôi tràn qua các căn phòng chức năng khác gây ảnh hưởng tới sức khỏe lẫn vận khí của cả gia đình.
kích thước cửa phong thủy nhà vệ sinh
Kích thước cửa phong thủy nhà vệ sinh phù hợp nhất | Nguồn ảnh: Internet

Hoặc bạn có thể tham khảo bài biết vì các ý tưởng trang trí gầm cầu thang chuẩn phong thủy tại đây:

24 điều kiêng kị trong phòng tắm khác

  • Không nên tu sửa phòng khách làm phòng ngủ: Theo phong thủy, phòng tắm là nơi có ích khí lợi, nên việc sửa chữa nhà tắm thành phòng ngủ có thể đem lại điều xui xẻo, hao tổn sinh lực của gia chủ.
  • Không nên để nền phòng tắm kỵ quá trơn nhẵn: điều này sẽ gây nguy hiểm cho người sử dụng. Bạn nên chọn loại gạch có khả năng chống trượt.
    Không nên bố trí quá kín phòng vệ sinh: nhà vệ sinh nếu không bố trí cửa sổ là một sự sai lầm vì đây là tập trung rất nhiều vi khuẩn. Không có cửa sổ sẽ khiến khí bẩn khó lưu thông, tích tụ lâu ngày làm ảnh hưởng sức khỏe gia đình.
  • Không nên để phòng tắm bừa bộn: sự lộn xộn và bừa bộn sẽ khiến không gian chật hẹp vừa làm ảnh hưởng tới việc lưu thông không khí, tạo ra sự không thoải mái mỗi khi có người sử dụng, về lâu dài sẽ ảnh hướng đến chất lượng sống của gia đình.
  • Không nên để nước chảy khắp nơi: là một trong những không gian luôn ẩm thấp, các bạn nên lắp đặt hệ thống thoát nước kỹ càng cho nhà tắm.
  • Không nên để nhà tắm có khí bẩn tràn lan: Cần nên thường xuyên khử mùi cho nhà vệ sinh để đảm bảo vệ sinh không khí, nếu không về lâu về dài sức khỏe sẽ bị giảm sút nặng nề.
  • Không nên sử dụng những vật liệu kim loại sắc nhọn: Hạn các loại vật liệu bằng kim loại lạnh, cứng, sắc nhọn. Điều này sẽ có nguy cơ gây ra thương tích và cảm giác không thoải mái cho người sử dụng.
những điều kiêng kỵ trong phong thủy nhà vệ sinh
Sự ngăn nắp gọn gàng trong cách bố trí nội thật luôn là một điều lành trong phong thủy nhà ở | Nguồn ảnh: Internet

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết những cây nên trồng nhà vệ sinh giúp điều hòa không khí tốt hơn.

  • Không nên bố trí bồn tắm quá lớn: Không gian nhà vệ sinh có thể chật chội, việc bố trí thêm 1 bồn tắm to sẽ tạo sự hẹp về sự thoải mái trong không gian. Điều này về lâu về dài sẽ gây ta những sự không thoải mái. Bạn có thể thiết kế một khu vực tắm đứng để tối ưu không gian hơn.
  • Không nên đặt bồn tắm ở giữa không gian: Vị trí bồn tắm nên dựa vào tường chứ không nên đặt chính giữa để không phá vỡ tổng quan và sự hài hòa. Chọn một góc phù hợp nhất để tối ưu không gian.
  • Không nên chọn bồn tăm có hình dạng quá khác biệt: nhất là bồn tắm hình tam giác. Hãy chọn bồn tắm hình chữ nhật, hình tròn, ngũ giác hoặc là lục giác đều để đảm bảo đúng với phong thủy nhà vệ sinh.
  • Không nên để bồn tắm kỵ để tồn nước lại: làm ảnh hưởng vệ sinh lại vừa vi phạm quy tắc phong thủy. Cần thoát nước và lau sạch sẽ và khô ráo mỗi khi sử dụng
  • Không nên thay đổi vị trí bồn cầu tùy tiện: Điều này sẽ động chạm tới khí bẩn, làm ảnh hưởng phong thủy. Vì vậy trước khi xây phòng vệ sinh, nên suy nghĩ kỹ càng bố cục.
  • Không nên lắp đặt bình nước nóng trong phòng tắm: Bình nước nóng là hệ Kim sẽ tương khắc với thủy của phòng vệ sinh. Bạn nên lắp ở vị trí thông gió giữa phòng tắm với vị trí bên ngoài.
những điều kiêng kỵ trong phong thủy nhà vệ sinh 2
Tránh lắp đặt những bồn tắm có hình dạng kỳ lạ sẽ không phù hợp phong thủy và khó sử dụng | Nguồn ảnh: Internet
  • Không nên sử dụng loại bồn dạng chìm: Bố cục sẽ vừa không đẹp lại vừa ảnh hưởng tới không tốt đến phong thủy nhà vệ sinh.
  • Không nên để các đầu nối các bóng đèn phòng tắm lộ ra ngoài: Điều sẽ gây ra sự rò rỉ điện hoặc cháy nổ nguy hiểm. Cần lưu ý bố trí thiết kế đường dây điện gọn gàng.
  • Không nên lắp gương soi đối diện với các thiết bị nội thất vệ sinh: Để tránh gây ra những ảnh hưởng tâm lý không tốt cho gia chủ.
  • Không nên thiết kế nền phòng tắm cao hơn nền phòng ngủ: Điều này khiến cho chủ nhà dễ mắc bệnh liên quan đến nội tiết. Bởi nhà vệ sinh là nơi rất ẩm ướt và nấm mốc.
  • Không nên dùng nước thải trong nhà vệ sinh để tới cây: Thực tế, điều này sẽ khiến cây xanh chết, ảnh hưởng tới vận khí và sức khỏe của mọi người xung quanh.
  • Không nên bố trí cây xanh trong toilet bị dính bọt xà phòng: Điều này sẽ ảnh hướng xấu đến sự phát triển của cây xanh. Từ đây, gây nên ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe và vận khí gia đình.
  • Không thể sử dụng các vật liệu dán tường bên ngoài và trong nhà vệ sinh: Vì các đồ dùng này không tốt trong việc chống nước, dễ bị bong tróc, hư hỏng vì ẩm ướt gây ảnh hưởng về mặt phong thủy. Bạn nên sử dụng các đồ có vật liệu bằng đá, ngựa hoặc inox.
những điều kiêng kỵ trong phong thủy nhà vệ sinh
Sử dụng những vật liệu thích hợp trong môi trường ẩm ướt như nhà vệ sinh là sự lựa chọn đúng đắn | Nguồn ảnh: Internet
  • Không nên bố trí quá nhiều các đền trong nhà vệ sinh: Đèn bố trí trong nhà vệ sinh sẽ bị vào nước, gây hư hỏng. Cần bố trí chỉ 1 cái đủ ánh sáng và ở vị trí hợp lý là được.
  • Không nên thiết kế gương quá nhà trong nhà vệ sinh: Vì những loại gương có diện tích lớn sẽ giúp phản xạ đi khí bẩn, và đồng thời tạo ra cảm giác mở rộng về không gian. Gương soi phù hợp giúp cho không gian trở nên rộng hơn.
  • Không nên bố trí quạt điện trong nhà vệ sinh: quạt là vật có Hỏa năng tương khắc nhiều đến tính Thủy của nhà vệ sinh, và quạt sẽ bị giảm tuổi thọ khi bố trí ở đây.
  • Không nên bố trí nhà vệ sinh phía trên phòng ngủ: ảnh hưởng xấu sức khỏe gia đình đặc biệt là ở phạm vi giường ngủ.
  • Không nên đế vị trí toilet quá ẩm ướt: Phòng vệ sinh cần được khô ráo, sạch sẽ để đảm bảo vệ sinh tránh hiện tượng sự tích tụ âm khí, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và vận mệnh của gia đình .

Vị trí phong thủy nhà vệ sinh so với các phòng chức năng trong nhà ở

Có nên lắp đặt nhà vệ sinh bên trên phòng khách?

Theo phong thủy, nhà vệ sinh là nơi sản sinh ra nhiều sự ẩm thấp và uế khí. Chức năng phòng khách đóng vai trò quan trọng trong vị trí căn nhà. Ảnh hưởng đến tiền tài, sức khỏe và vận mệnh của chủ nhà. Vậy nên việc bố trí nhà vệ sinh ngay tại phòng khách là sự kiêng kỵ trong phong thủy. Bạn nên đặt so le, đặt lệch so với phòng khách nếu bắt buộc 2 không gian này phải bố trí gần nhau.

phong thủy nhà vệ sinh phòng khách
Phòng tắm được thiết kế ngay vị trí phòng khách là một điều sai lầm trong phong thủy nhà ở | Nguồn ảnh: Internet

Có nên thiết kế nhà vệ sinh trong phòng bếp?

nhà vệ sinh phong thủy phòng bếp
Vị trí bố trí nhà vệ sinh hợp lý trong phòng bếp | Nguồn ảnh: Internet

Ưu điểm: Giúp thuận tiện lợi trong lối sinh hoạt của gia đình trong quá trình nấu nướng và ăn uống

Nhược điểm: Phạm vi sử dung nhà vệ sinh có thể nằm xa khiến cho việc di chuyển hằng ngày đều mất rất nhiều thời gian. Nếu bố trí không đúng phong thủy (cửa nhà vệ sinh đối diện với gian bếp nấu) sẽ khiến cho tài lộc của gia chủ bị giảm sút. Những bữa ăn ngon, đảm bảo vệ sinh cho cả gia đình có thể bị uế bẩn, và cũng chứa rất nhiều vi khuẩn.

Có nên làm nhà vệ sinh dưới chân cầu thang không?

Thiết kế nhà vệ sinh dưới cầu thang thường được cho là một giải pháp tuyệt vời không gian trống, giúp tiết kiệm diện tích sinh hoạt cho những căn nhà hạn chế về mặt diện tích.

Tuy nhiên, nếu bạn bố trí và thiết kế không kĩ thì khu vực này sẽ là nơi tụ khí có tác động xấu đến sức khoẻ gia đình. Nên cách thường dùng là dùng đá thạch anh, dùng quạt không khí và thiết kế giải pháp thông gió ra bên ngoài để loại bỏ bớt khí âm tụ lại.

Lưu ý: Phòng vệ sinh bắt buộc phải thoáng mát không được có cảm giác nóng ẩm, bí bách sẽ gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khoẻ.

phong thủy nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang
Cần giải pháp hợp lý khi bố trí chân cầu thang làm khu vực nhà vệ sinh | Nguồn ảnh: Internet

Có nên bố trí nhà vệ sinh bên trên phòng ngủ?

Ưu & nhược điểm của nhà vệ sinh trong phòng ngủ

Có nên xây nhà vệ sinh bên trong phòng ngủ hay không? Đó là thắc mắc của khá nhiều các gia chủ hiện nay, vì cách bố trí nhà vệ sinh trong phòng ngủ phụ thuộc nhiều khá nhiều các yếu tố phong thủy.

Những ưu điểm thiết kế nhà vệ sinh trong không gian phòng ngủ:

  • Đầu tiên, việc sinh hoạt trong gia đình sẽ tiện lợi hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian di chuyển trong căn nhà và đảm bảo tính riêng tư hơn.
  • Tiếp theo, nhà vệ sinh phòng ngủ đảm bảo được sự riêng tư, mọi người sẽ cảm thấy thoải mái và hơn.

Bên cạnh đó, vẫn có một số điểm bất lợi về mặt phong thủy như:

  • khí âm từ toilet sẽ tràn vào dễ dàng trong phòng ngủ sẽ gây ra những hiện tượng uế khí.
  • Hơn nữa, hơi nước từ nhà vệ sinh có thể khiến các đồ nội thất như chăn – gối – đệm – rèm bị ẩm mốc, ảnh hưởng đến không gian nghỉ ngơi, sức khỏe của gia chủ.
phong thủy nhà vệ sinh phòng ngủ
Các bố trí giường so với nhà vệ sinh phòng ngủ | Nguồn ảnh: Internet

Cách hóa giải nhà vệ sinh trong phòng ngủ

Thực tế, việc thiết kế nhà vệ sinh trong phòng ngủ dễ gặp nhiều trở ngại về phong thủy hoặc có thể khi thi công xong mới biết là không hợp phong thủy. Tuy nhiên bạn có thể yên tâm, Xây Dựng Khang Thịnh xin giới thiệu cho các bạn những cách hóa giải sau đây:

  • Với các trường hợp: cửa nhà vệ sinh, phòng tắm đối diện cửa phòng ngủ; hoặc giường ngủ đối diện cửa nhà vệ sinh bạn có thể hóa giải nhanh bằng cách sử dụng rèm che hoặc vách ngăn để che lại
  • Theo phong thủy, hướng Tây Nam và Đông là hai hướng thuận lợi để đặt phòng vệ sinh. Hướng Đông Nam hướng Bắc là những hướng xấu.
  • Trường hợp đầu giường ngủ đặt sát hoặc đối diện các tường phòng vệ sinh, bạn có thể hóa giải bằng cách bố trí giường ngủ cách tường vệ sinh một khoảng nhất định, căn chỉnh vị trí đầu giường ngủ và đảm bảo đối diện với phía phòng vệ sinh
  • Đóng cửa nhà vệ sinh sau khi sử dụng và cần vệ sinh và khử khuẩn thường xuyên.
  • Treo một chiếc hồ lô đầu giường để giảm sát khí, điều này sẽ ảnh hưởng tốt đến sức khỏe của người tiêu dùng.
  • Nên đặt những vật phẩm dương khí như đá thạch anh trong phòng vệ sinh để hóa giải điềm xấu.
  • Hạn chế lưu trữ quần áo quá lâu ngày trong nhà vệ sinh.
    phong thủy nhà vệ sinh phòng ngủ 1
    Mẫu phong thủy nhà vệ sinh phòng ngủ | Nguồn ảnh: Internet

    Chọn màu phong thuỷ nhà vệ sinh chuẩn

    • Không nên trang trí toilet tông màu tím đậm: không sử dụng màu tím đậm để trang trí toilet vì có thể gây cảm giác nặng nề, ức chế khi cho gia chủ.
    • Không nên thiết kế toilet màu đen: không sử dụng màu đen hay màu quá tối cho toilet vì bản chất nhà tắm thường là nơi không đủ dương khí. Kết hợp vơi màu đen, mang sẽ tạo ra nhiều âm khí.
    • Không nên sử dụng tông màu sắc bắt mắt: vì nhà tắm thuộc hành Thủy,
    • Màu sắc tốt nhất cho phong thủy nhà vệ sinh nên sử dụng là màu trắng hành Kim và màu xanh lam tao nhã hành Thủy, điều này sẽ cảm giác bình yên và thư thái cho người sử dụng.
    quy tắc chọn màu phong thủy nhà vệ sinh
    Bảng tra cứu quy tắc chọn màu phong thủy nhà vệ sinh | Nguồn ảnh: Internet

    Điều tối kỵ trong phong thuỷ nhà vệ sinh theo tuổi

    Phương vị của nhà vệ sinh kỵ tương xung với năm sinh gia chủ: cần phải tránh xung khắc với năm sinh (mệnh tuổi) của nam và nữ gia chủ. Hướng của toilet theo tuổi dựa vào tuổi của gia chủ căn nhà. Sau đó xác định theo cách như sau:

    • Người Nam thuộc Đông tứ mệnh và có các hướng phù hợp như: Đông Nam, Đông, Bắc và Nam là các hướng bố trí nhà vệ sinh thuận lợi.
    • Người nữ thuộc Tây tứ mệnh sẽ có các hướng ngược với nam là: Tây, Tây bắc, Tây Nam và Đông bắc là các hướng thiết kế nhà vệ sinh thuận lợi.

    Trên đây là tất cả những điều nên tránh trong phong thủy nhà vệ sinhXây Dựng Khang Thịnh đã tổng hợp được các bạn nên biết để không làm ảnh hưởng tới sức khỏe và vận mệnh các thành viên trong gia đình.

    Tham khảo thêm các bài viết liên quan tại đây:

    Câu Hỏi Thường Gặp:

    Có nên bố trí nhà vệ sinh bên trên phòng ngủ?

    Ưu điểm

    Đầu tiên, việc sinh hoạt trong gia đình sẽ tiện lợi hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian di chuyển trong căn nhà và đảm bảo tính riêng tư hơn. Tiếp theo, nhà vệ sinh phòng ngủ đảm bảo được sự riêng tư, mọi người sẽ cảm thấy thoải mái và hơn.
    Nhược điểm
    Khí âm từ toilet sẽ tràn vào dễ dàng trong phòng ngủ sẽ gây ra những hiện tượng uế khí. Hơn nữa, hơi nước khiến các đồ nội thất như chăn - gối - đệm - rèm bị ẩm mốc...

    Có nên làm nhà vệ sinh dưới chân cầu thang không?

    Nhà vệ sinh dưới cầu thang giúp tiết kiệm diện tích sinh hoạt, tuy nhiên nếu thiết kế không kĩ nơi này sẽ là nơi tụ khí âm nhiều rất hại cho sức khoẻ.

    Có nên lắp đặt nhà vệ sinh bên trên phòng khách?

    Theo phong thủy phòng vệ sinh là nơi có nhiều ẩm thấp, chứa nhiều uế khí. Trong khi đó phòng khách đóng vai trò quan trọng nằm ở vị trí trung tâm của nhà tác động đến đến tiền tiền tài, sức khỏe và vận mệnh của gia chủ. Vậy nên đây là điều không nên.

    Có nên thiết kế nhà vệ sinh trong phòng bếp?

    Cần đảm bảo tính thiết kế hợp lý và phù hợp phong thủy khi bố trí nhà vệ sinh trong phòng bếp vì mùi từ phòng vệ sinh có thể ảnh hưởng đến quá trình ăn uống.

    5/5 - (1 bình chọn)

    By jpweb -

    Tin tức mới nhất

    Chia sẻ những kinh nghiệm, những tin tức mới nhất trong lĩnh vực thiết kế – xây dựng

    Công Ty thiết kế Xây dựng Khang Thịnh đã thực hiện các dự án cho https://muaphelieu24h.net/ ; xây dựng wiki ; https://phelieuquangdat.com/ ; https://dichvuchuyennhatrongoi.org/chuyen-nha-tron-goi-chuyen-nghiep/