Tiêu chuẩn thiết kế nhà vệ sinh cho người khuyết tật chuẩn

tiêu chuẩn thiết kế nhà vệ sinh cho người khuyết tật chuẩn

Nhà vệ sinh cho người khuyết tật khi xây dựng, người thiết kế và thi công cần tuân thủ các tiêu chuẩn thiết kế và đáp ứng được những nhu cầu cơ bản, hỗ trợ người tàn tật được sinh hoạt thoải mái và ngăn ngừa các trường hợp té ngã, va chạm nghiệm trọng. Đây là một trong những quy chuẩn mang tính nhân đạo sâu sắc chúng ta đã nghiên cứu ra để hỗ trợ những con người kém may mắn.

Trong bài viết này, hãy cùng Xây Dựng Khang Thịnh những quy tắc và tiêu chuẩn cơ bản trong thiết kế wc cho người khuyết tật nhé.

Tiêu chuẩn về đường dốc, lối ra vào nhà vệ sinh cho người khuyết tất

Đường dốc nhà vệ sinh cho người khuyết tật

  • Ram dốc cho phép từ 1/10 đến 1/33
  • Chiều rộng đường dốc tối thiểu là 1000mm
  • Bố trí chiếu nghỉ, khi bề dài đường dốc > 9000mm.
  • Chiều dài chiếu nghỉ không < 2000mm và ở các khoảng cách đều nhau không > 9000mm
  • Cả hai bên đường dốc phải có tay vịn
nhà vệ sinh cho người khuyết tật 1
Bãi đổ xe ô tô dành riêng cho người khuyết tật | Nguồn ảnh: Internet

Lối ra vào

Lối ra vào có bậc phải đảm bảo những yêu cầu sau:

  • Chiều cao bậc cho phép 120mm – 160mm (thấp hơn so với tiêu chuẩn chiều cao bậc thang thông thường là 150mm – 180mm)
  • Bề rộng mặt bậc cho phép 300mm – 400mm (lớn hơn so với tiêu chuẩn bề rộng mặt bậc thang thông thường là 250mm – 300mm)
  • Không dùng bậc thang hở từng tấm
  • Phải bố trí chiếu nghỉ ở bậc thứ 11
  • Nếu bậc thềm quá 3 bậc, thì hai phía đó cũng phải bố trí thêm tay vịn.
nhà vệ sinh cho người khuyết tật 2
Tiêu chuẩn lối vào xe lăng dành cho người khuyết tật | Nguồn ảnh: Internet

Tiêu chuẩn về diện tích buồng vệ sinh cho người khuyết tật

Theo quy định tại quyết định 04/2012/QĐ – BXD, có 2 kích thước về diện tích phòng vệ sinh cho người khuyết tật sau đây:

  • Trường hợp nhà vệ sinh có lối vào song song cho người khuyết tật đi xe lăn, kích thước nhà vệ sinh không nhỏ hơn 1500mm x 1450mm.
  • Trường hợp nhà vệ sinh có lối vào thẳng dành cho người khuyết tật đi xe lăn, kích thước nhà vệ sinh tối thiểu là 1900mm x 1000mm (cửa mở ra ngoài) và 2700mm x 1000mm (cửa mở vào trong).

Lưu ý: Diện tích thiết kế trong nhà vệ sinh cho người tàn tật có tính cả vị trí cho các vật như: lối đi, tay vịn, khu vực dịch chuyển dành cho xe lăn, hộp đựng giấy vệ sinh, khu vực trống hoặc các đồ dùng khác.

nhà vệ sinh cho người khuyết tật 3
Kích thước buồng vệ sinh cho người khuyết tật | Nguồn ảnh: Internet

Tiêu chuẩn về bệ xí nhà vệ sinh cho người khuyết tật

Nhà vệ sinh người tàn tật phải được lắp đặt xí bệt. Có thể lựa chọn dùng rèm kéo hoặc các tấm vách ngăn để phân cách với các bộ phận khác.
Độ cao lắp đặt bệ xí cao hơn mặt sàn 400mm – 450mm. Một vài thông số về khoảng cách bệ xí:

  • Khoảng cách từ mép trước của bệ xí đến mặt tường phía sau của phòng vệ sinh không < 760mm
  • Khoảng cách từ đường trục đặt bệ xí đến mặt tường bên xa nhất không < 460mm
nhà vệ sinh cho người khuyết tật 4
Kích thước bệ xí nhà vệ sinh dành cho người khuyết tật | Nguồn ảnh: Internet

Tiêu chuẩn về chậu rửa phù hợp với tầm với của người khuyết tật

Nếu bồn cầu là đồ thiết yếu nhất trong nhà tắm, thì chậu rửa sẽ là thiết bị vệ sinh về nhì vì độ quan trọng. Cần lắp kích thước đặt chậu rửa phù hợp với tầm với của người khuyết tật như sau:

  • Chiều cao lắp đặt chậu rửa sẽ không lớn hơn 800mm tính từ phần cao nhất đến mặt sàn.
  • Chiều rộng của chậu rửa và phần xung quanh không nhỏ hơn 600mm. Chậu rửa và các bố trí xung quanh được điều chỉnh phù hợp có độ cao cũng từ 800mm.
  • Chiều sâu của chậu rửa tối đa là 400m (nếu chậu rửa có nhiều khoang thì ít nhất một khoang theo quy định này)

Bên dưới chậu rửa không có các chi tiết sắt nhọn và thô ráp vì khu vực này đối với người khuyết tật rất dễ xảy ra va chạm.

nhà vệ sinh cho người khuyết tật 9
Kích thước chậu rửa mặt nhà vệ sinh dành cho người tàn tật | Nguồn ảnh: Internet

Tiêu chuẩn về tay vịn phòng wc cho người khuyết tật

Chi tiết tay vịn

Theo quy định, tay vịn phải có ở mỗi bên bất kì của đường dốc nào và được bố trí liên tục ở cả hai bên đường dốc. Ngoài ra, tay vịn cũng phải được bố trí cả ở chiếu nghỉ lối vào có bậc và hành lang. Và một số những thông số tay vin như:

  • Tay vịn trong nhà vệ sinh dành cho người khuyết tật ở điểm đầu và điểm cuối đường dốc, phải được kéo dài thêm 300mm.
  • Tay vịn phải được thiết kế dễ cầm nắm, được gia cố chắc chắn. Nên là dạng hình tròn có đường kính từ 25 – 50 mm và
  • Tay vịn được lắp đặt cao 900mm so với mặt sàn nhà vệ sinh. Đối với người ngồi xe lăn, khoảng cách từ mặt sàn nhà vệ sinh tới tay vịn là 750mm. Khoảng cách giữa tay vịn với bức tường gắn không < 40mm.
  • Tay vịn phải có màu tương phản với màu tường để người tàn tật dễ dàng nhận biết.
  • Trường hợp bố trí hai tay vịn chỉ một bên thì sẽ có 2 khung vịn lần lượt ở trên là 900mm và song song ở dưới là 650mm tính từ mặt sàn.
  • Tay vịn phải đảm bảo không được xoay trong các mối liên kết, vật liệu đảm bảo chịu được một lực là 110 kg.m/s2 tại mọi vị trí.
nhà vệ sinh cho người khuyết tật 5
Kích thước chi tiết tay vịn dành cho người tàn tật | Nguồn ảnh: Internet

Kích thước tay vịn được quy định như sau:

  • Xung quanh bệ xí cho người tàn tật phải lắp đặt tay vịn nằm ngang, chiều dài tay vịn nằm ngang trên mặt tường bên tối thiểu là 1000mm và cách mặt tường phía sau 300mm. Độ cao lắp đặt là 900mm. Tay vịn nằm ngang ở mặt tường sau có kích thước tối thiểu là 600mm và độ cao 900 mm.
  • Còn tay vịn đứng thứ nhất được lắp đặt cách mép trước bệ xí là 300mm, chiều dài với đường trục bệ xí là 250mm. Tay vịn thẳng đứng thứ hai được lắp cách đường trục bệ xí là 450 mm về phía tường cách xa bệ xí hơn. Tay vịn thẳng đứng được bố trí ở độ cao từ 850mm – 1300m từ sàn. Cũng có thể lắp tay vịn thẳng từ mặt sàn tới trần.
nhà vệ sinh cho người khuyết tật 6
Tiêu chuẩn tay vịn bệ xí | Nguồn ảnh: Internet

Lưu ý: Đối với các phòng vệ sinh có chiều dài từ 1400mm đến 1500mm và chiều rộng 900mm thì không cần lắp đặt tay vịn thẳng đứng nếu tay vịn nằm ngang được bẻ xiên góc 30 độ và 45 độ có chiều dài là 700 mm.

  • Nếu khu vệ sinh có bố trí bồn tiểu người khuyết tật thì phải có tay vịn có độ cao dạng ngồi hoặc gắn vào tường không được cách mặt sàn > 400mm.
nhà vệ sinh cho người khuyết tật 7
Kích thước tay vịn của bồn tiểu phòng wc người tàn tật | Nguồn ảnh: Internet

Tiêu chuẩn về hộp đựng giấy

Theo tiêu chuẩn nhà vệ sinh cho người khuyết tật, hộp đựng giấy vệ sinh được đặt cách mép trước bệ xí từ 180 – 230 mm và cách mặt sàn chiều cao tối thiểu là 400 mm, tối đa là 1200 mm.

  • Nếu lắp hộp giấy phía cạnh tay vịn, nó sẽ cách tay vịn tối thiểu một khoảng = 40 mm
  • Nếu lắp hộp giấy phía trên tay vịn, nó sẽ cách tay vịn một khoảng không < 300 mm
nhà vệ sinh cho người khuyết tật 8
Kích thước hộp giấy vệ sinh dành cho người khuyết tật | Nguồn ảnh: Internet

Bài viết trên đây là tổng hợp các lưu ý quan trọng trong tiêu chuẩn thiết kế nhà vệ sinh cho người khuyết tật cũng như một vài lưu ý quan trọng. Hi vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thêm các kiến thức hữu ích để có những thiết kế không gian chuẩn nhất để tạo nên sự thoải mái và an toàn! Xây Dựng Khang Thịnh cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi.

Nếu có như bạn cầu muốn thi công và thiết kế wc người tàn tật, hãy liên hệ với chúng tôi.

Câu Hỏi Thường Gặp:

Kích thước nhà vệ sinh cho người tàn tật là bao nhiêu?

Trường hợp nhà vệ sinh có lối vào song song cho người khuyết tật đi xe lăn, kích thước nhà vệ sinh không < 1500mm x 1450mm Trường hợp nhà vệ sinh có lối vào thẳng dành cho người khuyết tật đi xe lăn, kích thước nhà vệ sinh >= là 1900mm x 1000mm

Chiều cao tay vịn người tàn tật là bao nhiêu?

Tay vịn được lắp đặt cao 900mm

5/5 - (1 bình chọn)

By jpweb -

Công Ty thiết kế Xây dựng Khang Thịnh đã thực hiện các dự án cho https://muaphelieu24h.net/ ; xây dựng wiki ; https://phelieuquangdat.com/ ; https://dichvuchuyennhatrongoi.org/chuyen-nha-tron-goi-chuyen-nghiep/