Nhà phố hay chung cư an toàn cho trẻ em?

nhà phố hay chung cư an toàn

NHÀ PHỐ HAY CHUNG CƯ AN TOÀN CHO TRẺ EM?

Nhà phố hay chung cư an toàn cho trẻ em?
Công ty xây dựng Khang Thịnh
Fanpage
Những ngày qua vụ em bé hai tuổi rơi từ tầng 12. Đã rất có nhiều ý kiến cho rằng ở nhà dưới đất an toàn hơn. Tuy nhiên, ở đâu cũng có vấn đề rủi ro. Nhà dưới đất có lầu cao, cũng có ban công. Rồi khoảng hở giữa hai nhịp cầu thang trong nhà. Hay không ít trường hợp nhà ở dưới đất trẻ em nô đùa chạy ra đường gặp tai nạn…

Tóm lại, nhà có trẻ nhỏ thì luôn phải có phương án phòng ngừa rủi ro. Và trẻ ở mỗi độ tuổi lại có những rủi ro khác nhau.

Năm 2015, tôi nhận nhà chung cư. Khi vào ở, tôi thấy cửa sổ không có song cửa, ban công cao khoảng một mét. Nhà có trẻ nhỏ, tôi quyết định làm thêm song cửa sổ và lưới chống rơi ở ban công. Vợ tôi nói làm vậy sợ nhìn xấu căn hộ, tôi nói an toàn cho con quan trọng hơn đẹp mắt.
Sau vài năm tôi chuyển về nhà đất. Nhưng nhà phố cũng có nhiều tầng lầu và có ban công, cầu thang. Tôi vẫn phải làm các giải pháp an toàn để ngăn ngừa rủi ro: Ban công làm cao và không có song ngang, cửa ban công luôn khóa khi không có người lớn ở phòng mặt tiền. Khoảng hở giữa hai nhịp cầu thang làm lướt để chống té và các cháu vứt đồ từ trên xuống. Các ổ cắm điện tôi cho thợ gắn trên cao, nhìn không đẹp, nhưng an toàn cho bé, trẻ con hay bắt chước, tò mò cắm tay, cắm đồ vật vào ổ cắm điện…

Có 5 cấp độ giải quyết vấn đề rủi ro:

1. Không nhìn ra vấn đề rủi ro, tất yếu sẽ có hậu quả.
2. Nhìn thấy rủi ro nhưng không có cách giải quyết.
3. Nhìn thấy rủi ro, xử lý sự vụ rủi ro đó.
4. Nhìn thấy rủi ro và có giải pháp khắc phục và phòng ngừa.
5. Phán đoán các vấn đề rủi ro có thể sẽ xảy ra và có phương án ngăn ngừa rủi ro xảy ra. Cấp độ này sẽ hạn chế tối đa rủi ro tổn thất. Giống như muốn sức khỏe tốt thì phải có chế độ ăn uống hợp lý, tập thể thao và khám sức khỏe định kỳ hàng năm.

Tóm lại ở nhà chung cư hay nhà dưới đất, nhà có em bé thì phải quan sát mọi ngóc ngách và có phương án ngăn ngừa các rủi ro có thể xảy ra để bảo đảm an toàn cho bé.

Dưới góc độ đúng sai của chủ đầu tư. Nếu chỉ nhìn hình chụp từ clip khó có thể khẳng định. Cần tìm hiểu thông tin chính xác về quy định của nhà nước chuẩn lan can chung cư. Cũng như các kích thước thực tế của lan can đã xảy ra sự cố (chiều cao, độ thưa, mẫu mã…). Nếu đúng chủ đầu tư làm sai cần xử phạt thật nặng để răn đe và làm gương cho các chủ đầu tư khác.
Dưới góc độ thiết kế ban công. Cũng như đa phần ban công của nhà mặt đất cao tầng. Chủ đầu tư chung cư cũng không thể quây kín toàn bộ ban công thành chuồng cọp. Vì khách mua nhà của họ không chỉ là các gia đình có con nhỏ. Mà còn có các gia đình có con đã lớn đủ ý thức ko leo trèo nguy hiểm. Hoặc các gia đình chỉ toàn người lớn.

Và nếu nhà ở toàn người lớn. Thì ko ai thích ban công nhà mình có mặt tiền và ban công “view chuồng cọp” cả.

Chủ đầu tư không thể làm ra sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của 100% khách hàng. Mà chỉ phù hợp ở một mức độ nào đó cho tập khách hàng họ nhắm đến. Mỗi khách hàng nếu đã chọn lựa sản phẩm thì tự thích nghi thêm cho phù hợp nhất với mình. (Ví dụ sơn lại màu yêu thích, thay gạch ốp lát, xoay vị trí bếp hợp hướng. Các phương án an toàn cho trẻ nhỏ của mình,…).
Sinh mạng của cháu bé ở Hà Nội được cứu sống thần kỳ là vô giá. Và sinh mạng ấy sẽ còn mang lại giá trị gấp triệu lần nếu góp phần cảnh tỉnh, nhắc nhở ý thức người lớn và việc tuân thủ quy định an toàn của chủ đầu tư để tránh tai nạn đáng tiếc cho hàng triệu cháu bé khác.
Không phải nhà mặt đất hay chung cư, mà căn nhà có có ý thức cao nhất chính là căn nhà an toàn nhất.
( Nguồn Vn.Express )

5/5 - (6000 bình chọn)

By Mai Xuân Ninh -

Công Ty thiết kế Xây dựng Khang Thịnh đã thực hiện các dự án cho https://muaphelieu24h.net/ ; xây dựng wiki ; https://phelieuquangdat.com/ ; https://dichvuchuyennhatrongoi.org/chuyen-nha-tron-goi-chuyen-nghiep/