Quy trình thi công móng cọc chi tiết từ A-Z hoàn hảo nhất

Gia công lắp dựng cốt thép móng, cổ cột

Thực hiện quy trình thi công móng cọc là một công việc khá phức tạp và yêu cầu sự chú ý đến chi tiết từ khâu lập kế hoạch, thi công đến kiểm tra chất lượng.

Móng cọc là một trong những phương pháp xây dựng móng được sử dụng phổ biến hiện nay, đặc biệt là khi đất đai có tính chất không ổn định hoặc yêu cầu tải trọng lớn. Trong bài viết này, công ty xây nhà trọn gói TPHCM sẽ cùng tìm hiểu về quy trình thi công móng cọc và các bước cần thiết để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình xây dựng.

Móng cọc là gì?

Thực tế có nhiều các loại móng khác nhau như: móng đơn, móng băng hay móng cọc. Mỗi loại có các đặc điểm & công dụng chung hay riêng, phù hợp theo từng nhu cầu thiết kế xây dựng. Và móng cọc là loại thường được sử dụng trong các loại công trình nhỏ.

Móng có hình trụ dài & dùng các vật liệu như bê tông & cọc cừ tràm được đẩy xuống đất để hoạt động như một sự trợ giúp cho việc giữ ổn định những cấu trúc được xây dựng ở phía trên nó.

Thành phần của móng sẽ bao gồm 2 phần là đài cọc & một hay một nhóm cọc. Các phần nền móng được dùng chủ yếu là để chuyển trọng tải từ cấu trúc siêu, thông qua các tầng chịu nén yếu hay nước trên nền đất hay đá cứng hơn, nhỏ gọn & ít chịu nén, chịu cứng hơn.

Móng này thường được dùng cho các kết cấu lớn & được áp dụng trên nền đất yếu. Thường xuyên bị sạt lở hay có độ sụt lún nhiều cần phải có phần hỗ trợ ổn định, cũng như bảo đảm an toàn và chắc chắn.

Móng cọc là gì?
Móng cọc là gì?

Cấu tạo móng cọc

Cọc gỗ: Đây là loại vật liệu, là phương pháp xây dựng cơ bản, đầu tiên & thông dụng nhất. Có thể dùng các loại cọc gỗ như: bạch đàn, cừ tràm… Cọc không chỉ có chi phí thấp mà lại còn rất thích hợp với nền đất yếu, bùn & có độ sạt lở cao. Tuy nhiên, chỉ thích hợp với những công trình nhỏ lẻ.

Cọc thép: Là loại cọc thích hợp cho cả công trình tạm thời lẫn lâu dài. Cọc dễ dàng được cắm sâu & chắc chắn vào trong nền đất nhờ diện tích cắt ngang tương đối nhỏ cùng với cường độ cao.

Cọc khoan: Là loại cọc được hình thành bằng cách khoan trước khi đem cọc vào đất nền. Được sản xuất bằng cách đúc bê tông trong khoảng trống trực tiếp. Đây cũng được gọi là cọc cố định.

Cọc ma sát: Giúp truyền tải lực thông qua ma sát bề mặt cùng với các loại đất ở xung quanh. Cọc được định hướng đến một độ sâu nhất định mà có thể bảo đảm được sức chứa được phát triển ở phía trên cọc bằng với tải trọng đến trên cọc.

Cọc bê tông: Cấu tạo từ 1 khung thép & lớp bê tông, thường có hình trụ dài từ 4 đến 6m. Là loại cọc có chi phí thành hợp lý & cùng đang được sử dụng phổ biến ở hiện nay.

Ngoài ra còn có một số loại cọc khác như: cọc composite, cọc điều khiển,…

Móng cọc bê tông cốt thép
Móng cọc bê tông cốt thép

Quy trình thi công móng cọc chi tiết

Dưới đây là tổng hợp chi tiết quy trình thi công móng cọc, bạn hãy cùng khám phá chi tiết nhé!

Chuẩn bị mặt bằng

Quá trình chuẩn bị mặt bằng thi công móng cọc bao gồm các bước như sau:

  • Bước 1 – Khảo sát địa chất: Trước khi tiến hành thi công, bạn cần kiểm tra địa hình, khảo sát địa chất nhằm đánh giá điều kiện thuận lợi, bất lợi của môi trường đối với quá trình, công tác thi công.
  • Bước 2 – Chuẩn bị mặt bằng: Bạn cần chuẩn bị một mặt bằng bằng phẳng nhằm giúp quá trình thi công thêm phần thuận lợi.
  • Bước 3 -Kiểm tra yêu cầu kỹ thuật: Bạn nên kiểm tra các yêu cầu kỹ thuật của những loại cọc mà mình chuẩn bị sử dụng trong quá trình thi công.
Quá trình chuẩn bị mặt bằng để thi công đài móng cọc ép
Quá trình chuẩn bị mặt bằng để thi công móng cọc

Thi công ép cọc

Quá trình thi công móng cọc thường sẽ bao gồm các trình tự cơ bản như sau:

Bước 1: Bạn cần ép cọc C1 sao cho mũi cọc hướng đúng vị trí thiết kế theo phương thẳng đứng. Phần đầu cọc cần được gắn vào thanh định hướng nhằm đảm bảo phương hướng và độ an toàn. Thực hiện ép cọc một cách chậm đều để cọc C1 có thể xuyên sâu vào trong lòng đất.

Bước 2: Tiến hành ép cọc C2

  • Thực hiện kiểm tra bề mặt hai đầu đoạn cọc, sửa cho chúng thẳng, lắp ráp các mối nối sao cho tâm đoạn cọc trùng với mũi, với độ nghiêng chuẩn, không quá 1%.
  • Gia tải lên cọc C2 một lực phù hợp tại mặt tiếp xúc rồi nối theo quy định thiết kế.
  • Thực hiện ép cọc C2 rồi tăng dần áp lực để cọc có thể xuyên vào đất với vận tốc dao động dưới 2cm/s.
  • Khi độ nét đang được tăng lên một cách đột ngột thì bạn nên giảm tốc độ ép cọc để chúng có thể xuyên từ từ vào lớp đất, giữ cho đất cứng và giữ một lực ép vừa phải.

Bước 3: Thực hiện dựng đoạn cọc thép chụp vào đầu cọc rồi tiếp tục ép cho cọc đạt đến độ sâu của thiết kế.

Bước 4: Sau khi đã ép xong cọc ở một vị trí thì bạn cần vận chuyển thiết bị máy móc đến các vị trí tiếp theo để tiếp tục ép cọc.

Các phương thức tiến hành thi công đài móng cọc ép chuyên nghiệp, hiệu quả
Các phương thức tiến hành thi công móng cọc chuyên nghiệp, hiệu quả

Tiến hành gia công cốt thép

Các bước thực hiện gia công cốt thép bao gồm:

  • Bước 1: Cần sửa thẳng và đánh gỉ cốt thép
  • Bước 2: Cần cắt và uốn thép đúng theo hình dạng của móng
  • Bước 3: Cần nối cốt thép theo yêu cầu kỹ thuật, đồng thời cũng cần hoàn thiện hệ thống khung cốt thép.

Dựng cốp pha

Quá trình thực hiện các bước dựng cốp pha bao gồm:

  • Bước 1: Kiểm tra xem khung cốt thép có được bền chắc, có bị biến dạng hay hư hỏng do tải trọng của bê tông không.
  • Bước 2: Lắp dựng cốp pha theo đúng tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật trong suốt quá trình đổ bê tông.
  • Bước 3: Luôn thực hiện các biện pháp chống mất nước xi măng mỗi khi lắp đặt ván khuôn.
  • Bước 4: Cần đảm bảo lắp đặt chân đỡ theo đúng kỹ thuật, quy cách, mật độ nhằm đảm bảo yếu tố năng đỡ trong suốt quá trình thi công.
Tiến hành xây dựng cốt pha để thi công đài móng cọc ép
Tiến hành xây dựng cốt pha để thi công móng cọc

Đổ 1 lớp bê tông mỏng

Khi đổ một lớp bê tông mỏng để thi công móng cọc, bạn cần thực hiện tuần tự các bước như sau:

  • Bước 1: Bạn cần sử dụng bê tông lót để làm mặt sàn, làm sạch đáy bê tông móng và giữ cho đáy móng luôn được bằng phẳng. Thông thường, tấm bê tông lót cần có chiều dày khoảng 10cm.
  • Bước 2: Thực hiện quá trình pha bê tông theo đúng quy cách, thời gian, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, thực hiện đổ bê tông một cách cẩn thận, tỉ mỉ và tinh tế.
  • Bước 3: Tạo hình mặt cắt bê tông theo dạng hình thang với dốc nhỏ.
  • Bước 4: Sử dụng các loại đầm bàn, đầm dùi để đầm bê tông nhằm gia tăng khả năng kết dính của bê tông.
  • Bước 5: Thực hiện các biện pháp bảo dưỡng bê tông nhằm đảm bảo hiệu quả vượt trội.
Bước thực hiện đổ bê tông mỏng trong quá trình thi công đài móng cọc ép
Bước thực hiện đổ bê tông mỏng trong quá trình thi công móng cọc

 

Tiêu chuẩn kiểm tra và đánh giá khi thi công móng cọc

Phần 1: Đào đất móng

TT Công tác Công việc kiểm tra: Phương pháp kiểm tra Mức cho phép Đánh giá Ghi chú
Đạt K.Đạt
1 Công tác phá đầu cọc Kiểm tra hiện trạng trước khi đào (Cao độ, vị trí…) Máy toàn đạc Theo thực tế
Kiểm tra quá trình đào theo BPTC (hướng đào, vị trí, taluy, biện pháp an toàn lao động, bơm thoát nước…) Bằng mắt thường Theo biện pháp thi công đào đất được CĐT phê duyệt. TCVN 4447-2012
Kiểm tra kích thước hố đào, vị trí. Đo bằng thước Theo biện pháp thi công đào đất được CĐT phê duyệt. TCVN 4447-2012
Kiểm tra cao độ và công tác sửa chữa sau khi đào Máy toàn đạc Theo biện pháp thi công đào đất được CĐT phê duyệt. TCVN 4447-2012
Cao độ sau khi đào Máy toàn đạc Theo biện pháp thi công đào đất được CĐT phê duyệt. TCVN 4447-2012
Dọn vệ sinh bê tông đầu cọc Bằng mắt thường Bê tông đầu cọc sau khi phá phải chuyển ra ngoài công trường.
Đào đất móng
Đào đất móng

Phần 2: Gia công lắp dựng cốt thép móng, cổ cột

TT Công tác Công việc kiểm tra: Phương pháp kiểm tra Mức cho phép Đánh giá Ghi chú
Đạt K.Đạt
1 Đế móng Chủng loại , đường kính chiều dài, số lượng thép lớp trên.

Chủng loại , đường kính chiều dài, số lượng thép lớp dưới.

Đo bằng thước kẹp

Bằng mắt thường

Toàn bộ chiều dài ± 20mm

Thanh thép bị giảm tiết diện không vượt quá 2% đường kính.

TCVN 4453-1995
Chủng loại, đường kính, chiều dài, số lượng thép đai Đo bằng thước

Bằng mắt thường

Khoảng cách

± 10mm

TCVN 4453-1995
Chủng loại, đường kính, chiều dài, số lượng thép chống Đo bằng thước

Bằng mắt thường

Khoảng cách

± 10mm

TCVN 4453-1995
Vị trí các thanh thép Đo bằng thước

Bằng mắt thường

±10mm TCVN 4453-1995
Vị trí, chiều dài các mối nối. Đo bằng thước

Bằng mắt thường

Theo thiết kế

Vùng chịu kéo 40d

Vùng chịu nén 30d

Thép vằn nối ≤50% diện tích mặt cắt ngang cốt thép.

Thép trơn nối ≤25% diện tích mặt cắt ngang cốt thép.

TCVN 4453-1995
Chiều dày lớp BT bảo vệ Đo bằng thước

Bằng mắt thường

± 3 mm ( a≤15mm)

± 5 mm ( a≥15mm)

TCVN 4453-1995
Cốt thép chờ cột Đường kính, số lượng, chiều dài, số lượng thép chủ Đo bằng thước kẹp

Bằng mắt thường

Theo thiết kế và ≥ 40d TCVN 4453-1995
Đường kính, số lượng, chiều dài, số lượng thép đai Đo bằng thước

Bằng mắt thường

Khoảng cách

± 10mm

TCVN 4453-1995
Mạch ngừng Đục nhám,vệ sinh mạch ngừng Bằng mắt thường Theo biện pháp thi công được CĐT phê duyệt.
Phun chất bảo vệ cốt thép chờ Bằng mắt thường Theo biện pháp thi công được CĐT phê duyệt.
Gia công lắp dựng cốt thép móng, cổ cột
Gia công lắp dựng cốt thép móng, cổ cột

Phần 3: Gia công lắp đặt ván khuôn móng

TT Công tác Công việc kiểm tra: Phương pháp kiểm tra Mức cho phép Đánh giá Ghi chú
Đạt K.Đạt
1 Ván khuôn thành, mạch ngừng. Kiểm tra chất lượng ván khuôn trước khi

gia công lắp đặt.

Đo bằng thước

Bằng mắt thường

Theo chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất. TCVN 4453-1995
Hệ thống cây chống ván khuôn móng. Đo bằng thướcBằng mắt thường Sai số trên 1m

± 25mm

Sai số trên toàn

khẩu độ ± 75mm

TCVN 4453-1995
Vị trí ván khuôn Máy toàn đạc

Đo bằng thước

Bằng mắt thường

Sai lệch vị trí

± 15mm

TCVN 4453-1995
Độ chắc chắn ổn định của ván khuôn. Bằng mắt thường, tay dung lắc các tấm ván khuôn. Theo biện pháp thi công được CĐT phê duyệt. TCVN 4453-1995
Bề mặt ván khuôn ( Sạch, phẳng, không bám dính) Bằng mắt thường Mức độ gồ ghề giữa

các tấm ván khuôn ± 3 mm. Bề mặt ván khuôn sạch, không dính tạp chất.

TCVN 4453-1995
Độ kín khít ván khuôn Đo bằng thước

Bằng mắt thường

Đảm bảo kín khít không mất nước xi măng ± 2 mm TCVN 4453-1995
Độ thẳng đứng thành ván khuôn Kiểm tra bằng dọi

Bằng mắt thường

Móng ±20 mm TCVN 4453-1995
Vệ sinh ván khuôn Bằng mắt thường Không còn rác, bùn đất, mùn cưa, chất bẩn khác trên bề mặt ván khuôn. TCVN 4453-1995
Lắp gioăng cản nước Bằng mắt thường Theo biện pháp thi công được CĐT phê duyệt.
Gia công lắp dựng ván khuôn móng
Gia công lắp dựng ván khuôn móng

Phần 4: Đổ bê tông móng

TT Công tác Công việc kiểm tra: Phương pháp kiểm tra Mức cho phép Đánh giá Ghi chú
Đạt K.Đạt
1 Công tác đổ bê tông móng Công tác vệ sinh bề mặt bê tông lót, cốt thép, ván khuôn móng. Bằng mắt thường Theo biện pháp thi công được CĐT phê duyệt. TCVN 4453-1995
Công tác chuẩn bị trước lúc đổ bê tông Bằng mắt thường Theo biện pháp thi công được CĐT phê duyệt và kế hoạch đổ bê tông. TCVN 4453-1995
Kiểm tra độ sụt bê tông Đo bằng thước Theo mác BT thiết kế và BPTC đổ bê tông được phê duyệt. TCVN 4453-1995
Lấy mẫu thí nghiệm bê tông Bằng mắt thường Lấy 03 mẫu BT hình lập phương kích thước 150x150x150 mm TCVN 3118:1993
Tưới bám dính trước khi đổ bê tông. Bằng mắt thường Theo biện pháp thi công được CĐT phê duyệt. TCVN 4453-1995
Quy trình đổ bê tông ( Kỹ thuật đổ, đầm bê tông, mạch ngừng, cao độ…) Bằng mắt thường Theo biện pháp thi công được CĐT phê duyệt. TCVN 4453-1995
Bảo dưỡng bê tông ban đầu và làm mặt Bằng mắt thường Theo biện pháp thi công được CĐT phê duyệt. TCVN 4453-1995
Bảo dưỡng bê tông tiếp theo Bằng mắt thường Vùng A ( Từ Diễn Châu trở ra Bắc)

+ Hè 3 ngày đêm

+ Đông 4 ngày đêm

Vùng B ( Phía đông trường sơn và từ Diễn Châu đến Thuận Hải).

+ Khô 4 ngày đêm

+ Mưa 2 ngày đêm

Vùng C ( Tây Nguyên và Nam Bộ)

+ Khô 6 ngày đêm

+ Mưa 1 ngày đêm

TCVN 4453-1995
Bề mặt bê tông Bằng mắt thường Bề mặt nhẵn, đồng đều về màu sắc. Độ gồ ghề bề mặt đo bằng thước 2m không vượt quá 7mm. TCVN 4453-1995

 

Đổ bê tông móng
Đổ bê tông móng

Phần 5: Lấp đất móng

TT Công tác Công việc kiểm tra: Phương pháp kiểm tra Mức cho phép Đánh giá Ghi chú
Đạt K.Đạt
1 Công tác lấp đất hố móng Biên bản nghiệm thu các cấu kiện, thiết bị che khuất. Bằng mắt thường Biên bản nghiệm thu công tác defect bề mặt bê tông móng.

Biên bản nghiệm thu

các thiết bị điện nước che khuất.

NĐ46/2015NĐ-CP: Về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
Công tác chuẩn bị trước lúc lấp hố móng Bằng mắt thường BPTC lấp đất móng được CĐT phê duyệt.

Máy móc thi công lấp đất móng được kiểm tra đảm bảo an toàn.

TCVN 4447-2012
Kiểm tra chất lượng đất lấp hố móng. Bằng mắt thường Theo biện pháp thi công lấp đất được CĐT phê duyệt.
Vệ sinh mặt bằng hố móng Bằng mắt thường Hố móng được vệ sinh sạch trạc vữa, đất bùn, không đọng nước.
Kiểm tra quá trình thi công lấp đất Bằng mắt thườngMáy toàn đạc Theo BPTC lấp đất được CĐT phê duyệt.

Lấp và đầm đất theo lớp 0,3m.

TCVN 4447-2012
Kiểm tra quá trình đầm chặt đất Kết quả thí nghiệm độ chặt K Theo biện pháp thi công lấp đất được CĐT phê duyệt.

+ Đối với đất dính:10% của độ ẩm là tốt nhất.

+ Đối với đất không dính: 20% của độ ẩm là tốt nhất.

TCVN 8730-2012
Kiểm tra bề mặt nền sau khi lấp Bằng mắt thườngMáy toàn đạc Bề mặt nền phẳng đúng cao độ thiết kế quy định
Công tác lắp đất hố móng
Công tác lắp đất hố móng

Trên đây, công ty xây dựng Khang Thịnh đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về quy trình thi công móng cọc, là một khâu vô cùng quan trọng cũng như là tiền đề để xây dựng công trình nhà đẹp, khang trang, vững chãi. 

Đọc thêm:

Xây móng nhà

Thi công đài móng cọc ép

5/5 - (2 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *