Móng nhà xưởng là được xem là một bộ phận quan trọng của công trình. Phần móng chiếm đến 40% giá thành trong quá trình xây dựng. Đối với nhà xưởng, kết cấu móng nhà xưởng càng phải được xem trọng hơn bao giờ hết. Những sai xót trong quá trình thiết kế, thi công móng sẽ có thể gây thiệt hại lớn về tiền, của và người cho doanh nghiệp.
Để bảo đảm móng nhà xưởng vững chắc, đòi hỏi người thiết kế thi công phải được đào tạo bài bản & có nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Vì vậy hãy cùng Công Ty Thiết Kế Xây Dựng tìm hiểu về móng nhà xưởng qua vài viết sau đây nhé!
Kết cấu móng nhà xưởng, nhà khung thép tiền chế
Kết cấu móng nhà xưởng, nhà khung thép tiền chế bao gồm: bản móng (đài móng), giằng móng (đà kiềng) & chiều cao cổ móng.
- Bản móng theo hình chữ nhật, được thiết kế tạo độ dốc vừa phải để không làm tuột bê tông. Trên bản móng, thường gắn thêm gờ để làm tăng độ vững chắc.
- Giằng móng là đà liên kết ngang giữa các móng. Giằng móng có 2 chức năng là để đỡ tương ngăn & chống độ lún lệch giữa các móng.
- Chiều cao cổ móng để bảo đảm độ sâu chôn móng dưới đất. Chiều cao cổ móng phải đáp ứng được các yêu cầu của hệ thống cấp thoát nước, hầm hố ga.
Phân loại kết cấu móng nhà xưởng thép tiền chế
Cũng giống như việc xây dựng nhà ở dân dụng, kết cấu móng nhà xưởng thép tiền chế cũng có 4 loại móng là móng băng, móng cọc, móng đơn & móng bè. Được chọn lựa sau khi khảo sát tình hinh địa chất khu vực xây dựng. Tuy nhiên được sử dụng nhiều nhất trong những công trình công nghiệp vẫn là móng băng & móng đơn.
Móng băng: bao gồm có 2 loại là móng băng 1 phương & móng băng 2 phương. Thường được sử dụng trong các công trình nhà thép tiền chế nhiều tầng. Có chi phí đầu tư cao hơn so với loại móng đơn. Bù lại khả năng chịu lực cũng cao hơn loại móng đơn.
Móng đơn: Vớ kiến trúc móng đơn giản nhất. Dành cho những công trình đơn giản, có kết cấu nhẹ như nhà thép tiền chế 1 tầng, hay kiến trúc nhỏ cấp 4. Sử dụng ở những nơi có khu vực địa chất ổn định.