Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Chọn Kích Thước Móng Băng Sơ Bộ

kích thước móng băng

Trong bài viết sau đây Công Ty Thiết Kế Xây Dựng sẽ hướng dẫn bạn cách chọn kích thước móng băng sơ bộ bằng một vài công thức hết sức đơn giản.

Hướng dẫn cách chọn kích thước móng băng sơ bộ

Móng nông nói chung & móng băng nói riêng cầm bảo đảm điều kiện áp lực lên trên nền đất nhỏ hơn cường độ nền đất (hay sức chịu sức tải của nền đất)
σ ≤ [R]
Trong đó:
[R] là cường độ của nền đất được xác định theo như công thức (15) ở mục 4.6.9 theo mục tiêu chuẩn TCVN 9362:2012. Khi không có số liệu địa chất có thể giả thiết [R] = 100 kN/m2 . Tuy nhiên người thiết kế cần phải chú ý đến biện pháp gia cố (ví dụ như cọc tre) cho vùng đất yếu để có thể thỏa mãn giả thiết trên.
>>> Tìm hiểu thêm: Thiết kế móng băng
cách chọn kích thước móng băng 1
Kết cấu móng băng nhà phố

Tính áp lực lên nền đất σ.

Áp lực nền đất tính theo công thức sau:
σ = P*k / A
Trong đó:

  • P là tải trọng chân cột hoặc còn được gọi là tải trọng tác dụng lên móng trong phạm vi xem xét. P được tính dựa theo kết quả phân tích của phần mềm Etabs hoặc Sap… hay gần đúng có thể được xác định theo công thức:

P = n*S*P0

  • S – là diện tích chịu tải của cột (minh họa theo hình dưới đây)
  • n – là số tầng nhà.

P0 – là suất tải trọng của mỗi m2 sàn có thể lấy 12 đến 15 kN/m2.

  • k là hệ số kể đến sự phân bố không đồng đều của ứng suất bên dưới đáy móng. Chọn k = 1.2 (tham khảo Móng mềm)
cách chọn kích thước móng băng 2
Sự phân bố không đồng đều của momen bên dưới đáy móng
  • A là diện tích phần dưới đáy móng. Ví dụ như đối với hình bên dưới có thể xác định theo công thức

A = L1 * B1 + L2 * B2 – B* B2
Như vậy, để xác định được kích thước móng băng chúng ta cần phải xác định các bề rộng móng sao cho diện tích của móng bảo đảm điều kiện
σ = P * k / A ≤ [R]
Trong thực hành tính toán, chúng ta lần lượt thay đổi bề rộng móng B1, B2 bằng các giá trị khác nhau cho đến khi thỏa mãn được điều kiện trên. Thông thường lấy B1 > B2; ví dụ B1 = 1.1m, B2 = 0.9m; B1 = 1.3m, B2 = 1.1m v.v..

Chiều cao của móng và dầm móng.

Chiều cao dầm móng có thể được xác định theo điều kiện h ≥ L /10 (với L là nhịp dầm). Để tính toán cốt thép dầm móng chúng ta cần phải tính được nội lực, tham khảo mô hình tính toán móng băng

Ví dụ

Xét cột ở giữa trong dự án công trình 4 tầng có kích thước mặt bằng như hình bên dưới.

cách chọn kích thước móng băng 4
Xác định diện tích dưới đáy móng.

Phản lực chân cột:
P = 4* 12 * (5.25 + 6.3) / 2 * 5 / 2 = 693 kN
Diện tích đáy móng:
A = B1 * 5 / 2 + B2 * (5.25 +6.3 ) / 2 – B1 * B2
Chọn B1 = 1.1m & B2 = 0.9m
=> A = 6.98 m2
σ = 693 * 1.2 / 6.98 = 119 kN/m2
Với giả thiết [R] = 100kN/m2 thì bề rộng B1 và B2 không thỏa mãn. Do đó ta chọn lại B1 & B2.
Chọn B1 = 1.3m & B2 = 1.2m
=> A = 8.65 m2
σ = 693 * 1.2 / 8.65 = 96 kN/m2
Với giả thiết [R] = 100kN/m2 thì bề rộng B1 và B2 có thể thỏa mãn.
Với nhịp lớn nhất là 6.3 m ta có thể lựa chọn chiều cao của móng là 600mm.

Cách chọn lựa kích thước móng nông hợp lý

cách chọn kích thước móng băng 8
Móng băng (BTCT)

Dựa vào kích thước móng nông ta phân biệt móng đơn, móng băng và móng bản. Dựa vào mức độ biến dạng của móng ta phân làm móng cứng & móng mềm trong nhà 1 tầng đơn giản 
Móng cứng: hầu như không chịu uốn thường được làm bằng những vật liệu cứng như gạch, đá xây hoặc bê tông.
Móng mềm: có khả năng chịu uốn, nền yếu, thường được làm bằng bê tông cốt thép trong nhà cấp 4 mini
Móng chân rộng (Spread footing). Móng chân rộng (MCR) là sự mở rộng tại đáy của 1 cột hoặc 1 tường chịu tải tác dụng trên một diện tích đất đủ lớn. Mỗi cột hoặc mỗi tường có móng chân riêng. Là loại móng phổ biến nhất do giá thành thấp & dễ thi công. MCR bao gồm móng đơn và móng băng
Móng đơn. Móng đơn là loại móng có diện tích đáy móng không lớn, mặt cắt ngang móng hình chữ nhật, hình vuông hay tròn. Móng đơn thường là nhuwngx móng dưới cột nhà, cột điện, cột đỡ cầu máng dẫn nước…  Tải trọng công trình không lớn, đất nền tương đối tốt.  Vật liệu cứng, thường là gạch, đá xây, hay bê tông. Không xét khả năng chịu uốn trong nhà cấp 4 nhỏ xinh

>>> Tìm hiểu thêm: Thiết kế móng đơn

Hướng dẫn cách chọn kích thước móng nông

cách chọn kích thước móng băng 9
Các xác định kích thước móng nông

Có thể nói với các thông tin về cách chọn lựa kích thước móng nông trên đây phần nào quý vị có thể biết và áp dụng vào thực tế gia đình mình.
Hy vọng với bài viết về cách chọn kích thước móng băng trên có thể đem tới các thông tin bổ ích dành cho bạn. Nếu bạn đang có bất cứ thắc mắc hay cần tìm một công ty thiết kế xây dựng uy tín, thì hãy liên hệ ngay với Công Ty Thiết Kế Xây Dựng để nhận được hỗ trợ tốt nhất nhé!
>> Xem thêm: Cách Đan Sắt Móng Băng (Móng Nhà) Đúng Phương Pháp 2020

5/5 - (6000 bình chọn)

By Le Tai -

Thông tin liên quan