Những Loại Móng Nhà Cơ Bản Và Các Lưu Ý Cần Phải Biết

Móng nhà

Móng nhà hay còn được gọi là móng nền là kết cấu kỹ thuật xây dựng nằm ở dưới cùng của một công trình xây dựng như các tòa nhà, đập nước hay cầu….) đảm nhiệm chức năng chịu trực tiếp trọng tải của công trình vào nền đất. Nhằm bảo đảm cho công trình có thể chịu được sức ép của trọng lực từ các tầng lầu có khối lượng lớn của công trình bảo đảm sự chắc chắn của công trình. Sau đây là 4 loại móng trong các loại móng nhà cơ bản mà Công ty Thiết Kế Xây Dựng sẽ giới thiệu với các bạn, để bạn có thêm kiến thức cho việc thiết kế xây dựng công trình của mình!

Các Loại Móng Nhà Cơ Bản

1. Móng đơn

Móng đơn là loại móng có giá rẻ nhất, tác dụng chịu lực tùy thuộc vào thành phần cấu tạo & mác bê tông (nếu dùng loại móng bê tông cốt thép). Sử dụng dưới chân cột điện, cột nhà hay mố trụ cầu…

Các loại móng nhà 2
Móng đơn thường dùng khi sửa chữa và cải tạo nhà phố nhỏ lẻ

Móng đơn nằm riêng lẻ, trên mặt đất có thể là hình chữ nhật, hình vuông, tám cạnh hay tròn,… Móng đơn có thể là loại móng cứng, móng mềm hay móng kết hợp. Cũng thường dùng khi sửa chữa hay cải tạo nhà nhỏ lẻ. Móng đơn là loại tiết kiệm nhất trong những loại móng.

2. Móng băng

Đây là loại móng thường dùng trong các công trình nhà dân dụng bởi chi phí vừa phải cùng độ lún đồng đều của nó. Móng băng thường là một dải dài, & liên kết với nhau chạy theo chân tường hay có sự giao cắt. Đối với những vị trí có nền đất yếu, độ lún không đồng đều, ngoài việc đầm đất cho chặt kỹ sư còn thiết kế các khe lún chạy từ móng băng lên đến tường chắn mái.
Trong thiết kế xây dựng nhà, móng băng thường được dùng nhất, vì nó lún đều hơn & dễ thi công hơn móng đơn. Tuy vậy chỉ nên sử dụng khi nó có chiều rộng <1,5m (sẽ tiết kiệm hơn), khi chiều rộng > 1,5m thì nên sử dụng những loại móng bè trong xây dựng nhà. Và chú ý là, nếu cấu tạo của móng băng không hợp lý thì có thể lún lệch nhiều hơn so với móng đơn.

Các loại móng nhà 3
Móng băng

3. Móng bè

Móng bè (hay còn gọi là móng toàn diện). Móng bè là một loại móng nông, được sử dụng chủ yếu ở vị trí có nền đất yếu, sức kháng nén yếu dù không hay có nước hoặc do yêu cầu cấu tạo của công trình như: dưới toàn bộ nhà có tầng hầm, kho, bể vệ sinh, bồn chứa nước, hồ bơi hay công trình nhà cao tầng có kết cấu chịu lực nhậy lún lệch lún không đều.
Ưu điểm: có tác dụng phân bố đồng đều trọng tải của công trình lên nền đất, giúp giải tỏa sức nặng cũng như tránh hiện tượng lún không đồng đều.

Các loại móng nhà 8
Móng bè là một trong các loại móng nhà cơ bản

4. Móng cọc

Móng cọc là các loại móng bao gồm có cọc & đài cọc, dùng để truyền tải trọng của công trình xuống lớp đất tốt đến tận sỏi đá nằm ở dưới sâu. Người ta có thể đóng, hạ những cây cọc lớn xuống dưới những tầng đất sâu. Nhờ đó làm tăng khả năng chịu tải trọng lớn cho móng nhà. Cọc tre, cọc cừ tràm ở Việt Nam thường được dùng như một giải pháp gia cố nền đất dưới móng công trình. Ngoài ra ngày nay thường dùng cọc bê tông cốt thép bằng phương pháp ép cọc xuống nền đất tốt.
Ưu điểm: Xây dựng nhanh gọn, với khả năng chịu tải cực tốt cùng với chi phí hợp lý.

Các loại móng nhà 4
Móng cọc là các loại móng gồm có cọc và đài cọc

Yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn móng nhà

Để dễ dàng hơn trong việc hình dung và lựa chọn loại móng nhà sao cho phù hợp. Các chủ đầu tư cũng cần quan tâm đến một số yếu tố sau:

Kết cấu móng nhà của những công trình lân cận

Việc chọn lựa phương án làm móng nhà loại nào cũng có thể dựa vào những công trình lân cận có đặc điểm kết cấu tương đồng. Nếu các công trình được thi công trong một khu vực có điều kiện địa chất giống nhau, kiểu dáng và kết cấu cũng không có nhiều khác biệt thì bạn hoàn toàn có thể tham khảo giải pháp xây dựng móng của công trình đã xây dựng trước đó để áp dụng cho các công trình dự kiến xây tiếp theo của mình.

Tải trọng của công trình lên móng nhà

Các loại móng nhà 4
Tải trọng của công trình lên móng nhà là yếu tố đầu tiên cần phải xem xét

Đây là yếu tố đầu tiên cần phải xem xét. Tải trọng công trình truyền xuống móng sẽ là tổ hợp của các tác động bao gồm: trọng lượng của công trình, khối lượng đồ nội thất & tải trọng khác như: con người, gió hay động đất…
Quan trọng nhất vẫn là tải trọng của công trình nhà ở (số tầng vao và nguyên vật liệu xây dựng). Số tầng nhà càng nhiều thì trọng tải càng lớn. Cùng với đó, nhà có kết cấu bê tông cốt thép thì sẽ có tác động lớn hơn nhà xây gạch hay kết cấu thép lắp ghép.

Đặc điểm của khu vực nền đất xây dựng công trình

Đất tại khu vực xây dựng công trình có thể là một trong những loại: đất sét, đất cát, đất rời… Mỗi loại đất có đặc tính khác nhau. Do đó quá trình khảo sát địa chất cần được tiến hành để tìm hiểu đặc điểm của lớp đất nền, cũng như cao độ mực nước ngầm, chiều dày lớp đất & loại đất. Đặc biệt là khả năng chịu tải của nền đất theo độ sâu. Các công trình quy mô càng lớn thì công tác khảo sát lại càng phải được tính toán cẩn thận.

Chi phí xây móng nhà hết bao nhiêu?

Các loại móng nhà 6
Chi phí xây móng nhà hết bao nhiêu?

Để có được chi phí xây móng nhà chính xác thì trước hết các chủ đầu tư cần xác định:
Diện tích xây móng nhà: phần diện tích này được tính dựa theo diện tích xây dựng. Thông thường, diện tích xây dựng móng nhà sẽ dao động từ 50 đến 70% diện tích xây dựng sàn tầng 1. Ngoài ra, nếu công trình có tầng hầm thì diện tích móng sẽ được tính bằng 200% diện tích xây dựng.
Đơn giá xây dựng trong khu vực mình đang sinh sống: Đây là yếu tố then chốt quyết định sát nhất chi phí xây móng nhà là bao nhiêu tiền. Đây là phần đơn giá bao gồm vật tư & nhân công để hoàn thiện phần móng. Tùy từng đặc điểm của mỗi vùng miền mà đơn giá thiết kế xây dựng phần thô (ĐGTKXDPT) có thể giao động trong khoảng từ 3 đến 5 triệu đồng/m2.
Công thức tính chi phí xây dựng móng nhà đơn giản nhất. Đây là cách tính chi phí đơn giản nhất mà bạn có thể tham khảo để tính toán gần đúng nhất với chi phí xây dựng cho một số loại móng nhất định.

  • Chi phí xây móng băng 1 phương = 50% * diện tích xây dựng * ĐGTKXDPT
  • Chi phí xây móng băng 2 phương = 70% * diện tích xây dựng * ĐGTKXDPT
  • Chi phí xây móng cọc = (250.000đ * số lượng cọc * chiều dài cọc) + (nhân công ép cọc: 15-20.000.000đ) + (hệ số đài móng: 0.2 * diện tích xây dựng * ĐGTKXDPT)

Một số sai lầm thường gặp khi xây móng

Các loại móng nhà 1
Mặt bằng kết cấu móng

Trong quá trình thi công nền móng rất dễ mắc phải một số sai lầm gây ảnh hưởng đến kết cấu 7 thẩm mĩ của công trình kiến trúc. Điển hình có thể kể đến như:

  • Khảo sát địa chất không kĩ hay kỹ sư khảo sát thiếu chuyên môn. Việc tính toán đến những điều kiện địa chất không đầy đủ sẽ có thể dẫn đến công trình có kết cấu móng không phù hợp, mất an toàn, mất thời gian & gây lãng phí.
  • Chọn lựa sai vật liệu xây móng nhà. Yếu tố giá thành không phải là yếu tố quan trọng nhất để chủ nhà lựa chọn loại vật liệu. Móng của mỗi công trình luôn phải được đề cao tính bền chắc. Vật liệu được chọn lựa sẽ phù hợp với biện pháp thi công. Việc tối ưu giá vật liệu là điều càng tốt để cắt giảm chi phí.
  • Thợ thi công xây dựng không bảo đảm. Những người thợ có tay nghề tốt, chuyên môn cao sẽ giúp bảo đảm việc thi công đúng bản vẽ, đúng tiến độ & đạt tính thẩm mỹ cũng như sự an toàn. Bất cứ sự sơ suất, cẩu thả, thiếu kinh nghiệm cũng có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường về sau.
  • Bản vẽ thiết kế móng nhà không phù hợp sẽ dễ xảy ra những sự cố về tải trọng hay dư thừa vật tư không cần thiết.

Trên đây là 4 loại móng nhà cơ bản trong các loại móng nhà được dùng phổ biến nhất trong xây cất nhà ở. Tùy vào nhiều yếu như địa lý, kiểu nhà hay chi phí của bạn, mà có thể cân nhắc chọn lựa loại móng xây nhà phù hợp với mình nhất. Hy vọng với các thông tin trên đây có thể cung cấp thêm kiến thức về xây dựng cho bạn. Khi có bất cứ thắc mắc hay nhu cầu nào về việc thiết kế xây dựng bạn đừng ngần ngại hãy gọi ngay cho Công Ty Thiết Kế Xây Dựng để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất nhé!

5/5 - (6000 bình chọn)

By Mai Xuân Ninh -

Thông tin liên quan